Hai ngày với Venice Biennale 2022

 

Quá nhiều để xem, quá ít thời gian để xem hết. May mắn là chúng tôi đã tổng hợp một hướng dẫn – với 48 giờ, chúng ta có thể tham quan triển lãm chính và cả những triển lãm song song.

Trở lại sau khi bị hoãn năm ngoái, Venice Biennale 2022 được định hình như một dòng sản phẩm đặc biệt của nghệ thuật thời đại đặc biệt này. Những người trong chúng ta ở nơi có mưa rào sẽ vui vẻ đổi những chiếc ô để lấy một chút ánh nắng Ý và vải lanh. Cùng với cuộc đấu giá Nghệ thuật đương đại và nghệ thuật thế kỷ 20 tại Phillips, bài viết giới thiệu một số nghệ sĩ tại một số triển lãm nổi bật có tham gia cuộc đấu giá. Sự trùng hợp, mâu thuẫn, thế giới thu nhỏ – là các mô típ của triển lãm, vậy chúng ta hãy chú ý vào chúng.

Ngày đầu: Siêu thực
Tuyển chọn bởi Cecilia Alemani, The Milk of Dreams sẽ diễn ra ở Central Pavilion (Giardini) và Arsenale. Triển lãm lấy tựa đề từ cuốn sách của họa sĩ và nhà văn theo trường phái Siêu thực Leonora Carrington, một tác phẩm trong đó sự thay đổi, biến hóa và ma thuật của thế giới khác đã biến đổi cuộc sống và trí tưởng tượng của các nhân vật. Nguyên lý biến thái thể hiện trong ba chủ đề của triển lãm: tái hiện các thực thể và sự thay đổi của chúng; mối quan hệ giữa các cá thể và công nghệ; kết nối giữa các thực thể với Trái đất. Triển lãm mang đến cơ hội trải nghiệm một trong những hình thức nghệ thuật phức tạp với phạm vi rộng nhất hiện nay.
Triển lãm gồm một loạt các câu chuyện tổng hợp, đúng hình thức, đan xen với lịch sử của chủ nghĩa Siêu thực và tác phẩm giàu trí tưởng tượng của Carrington trong bối cảnh mơ hồ đương thời – thế giới đang trỗi dậy sau đại dịch, trách nhiệm môi trường, sự khác biệt giữa con người và phi con người trong công nghệ và tiến bộ, cũng như cách các dấu hiệu và biểu tượng biểu thị ý nghĩa trong một bối cảnh văn hóa ngày càng thu hẹp.

BELKIS AYÓN – Nuestro Deber. 1993

 

FELIPE BAEZA – Xipe Tótec Morado. 2017
TISHAN HSU – Moon Goon. 1983

 

LOUISE NEVELSON – Cảnh quan thành phố. 1986

Áp đặt xã hội và thần thoại hư cấu song hành trong tác phẩm của Belkis Ayón, Felipe Baeza và Firelei Báez. Tác phẩm mang tính biểu tượng của Ayón mở đầu triển lãm tại Arsenale, trong khi sự xáo trộn, sự gắn bó và địa chính trị kết nối cả ba nghệ sĩ. Một bản cắt dán của Nuestro Deber nằm trong số các tác phẩm của Ayón được trưng bày tại The Milk of Dreams.

Chứng minh những điểm vô lý của văn hóa tiêu dùng, họa sĩ phóng khoáng người Mỹ Jamian Juliano-Villani đã không thẳng tay trong những bức tranh hài hước, gay gắt của cô. Kết hợp hình ảnh thần tiên với sự trừu tượng mơ màng, Alice Rahon cung cấp một giai điệu cùng đám mây ánh sáng và màu sắc trong mơ. Rahon, giống như Leonora Carrington, là một họa sĩ người Pháp sống và hoạt động ở Mexico, nơi mà phong trào Siêu thực đã có sức hút đáng kể sau Thế chiến thứ hai. Các tỷ lệ phóng đại của Louise Bonnet làm mọi thứ như đầy nước, các bộ phận cơ thể vẽ theo phong cách hoạt hình thu hút sự chú ý vào một chuyển động hài hước với hình dáng cồng kềnh của nó.

FIRELEI BÁEZ – Demetrea (từ seri Độ trễ địa lý) 2010-2011

 

JAMIAN JULIANO-VILLANI – Đạp xe tới vườn địa đàng. 2014

 

LAIRE TABOURET – Les deux amazone. 2015

 

HERMANN NITSCH – Vô đề. 2012

Tiếng ồn xung quanh của thời đại máy móc cộng hưởng từ tác phẩm của Tishan Hsu, các hình dạng hữu cơ bên lề một tương lai đang được báo trước, cảnh tượng tràn ngập màu sắc. Các tác phẩm của Louise Nevelson hấp thụ thế giới bên ngoài vào một tập hợp bóng tối, không gian và cảnh quan bên trong được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc đơn sắc. Là người tiên phong trong nghệ thuật sắp đặt, sự tham gia của Nevelson đánh dấu kỷ niệm lần thứ 60 kể từ khi bà ra mắt tại Venice, những người có con mắt tinh tường có thể nhìn thấy bà ở khắp nơi trong thành phố: chân dung của bà được trang trí trên các bức tường và thuyền, thông báo sự hiện diện của bà tại nơi này và nơi khác với cuộc triển lãm.

Ngày thứ hai: Các sự kiện song song và các sự kiện khác

Từ chung đến riêng, sau một ngày khám phá những tác động rộng lớn của tương lai robot và xã hội hậu con người, việc quay lại thực tại – mặc dù hơi phiền toái – mang đến một khác biệt dễ chịu với những triển lãm solo.

Tuyển chọn bởi Kathryn Weir, I am spacious, singing flesh là một triển lãm nghiên cứu của họa sĩ tượng hình người Pháp Claire Tabouret, khám phá khái niệm về sự biến đổi thông qua sự thay đổi nội tâm, bản sắc tập thể và mối quan hệ giữa con người, hệ sinh thái và siêu nhiên.

LOUISE BONNET – Vô đề. 2017

 

ALICE RAHON – Dans la nuit du commencement. 1944
HERMANN NITSCH – Vô đề. 2012

Kehinde Wiley: An Archaeology of Silence kể về sự tàn bạo của người Mỹ và những bóng ma còn sống của chủ nghĩa thực dân toàn cầu xung quanh chủ đề người anh hùng đã ngã xuống. Tuyển chọn bởi Christophe Leribault, triển lãm mở rộng những nguồn cảm hứng chính của Wiley trong bối cảnh các phương tiện bạo lực đương đại, việc cảnh sát giết người da màu trên khắp thế giới, sự kiểm soát của nhà nước đối với quyền tự chủ cơ thể, xung đột quốc tế, các phương tiện truyền thông, những cuộc đấu tranh trở nên phẳng trong bối cảnh của sự phục hồi.

Hermann Nitsch, vừa qua đời ở tuổi 83, đã có triển lãm 20th painting action [Vẽ hành động, lần thứ 20 – lối vẽ hành động, sơn được nhỏ, vẩy… khác với thao tác vẽ thông thường] của mình tại Wiener Secession, Vienna, vào năm 1987. Triển lãm này do Zuecca Projects và Galerie Kandlhofer tổ chức, là lần đầu tiên nó được trưng bày trở lại kể từ đó, với một công trình khổng lồ cao 16 × 65 foot được bao quanh bởi các tấm toan nhỏ hơn, tất cả đều thuộc sở hữu của Helmut Essl. Đây là tác phẩm vẽ hành động duy nhất của họa sĩ còn tồn tại trong một bộ sưu tập đơn lẻ.

Louise Nevelson – Quà cưới. 1977-1979

 

Stanley Whitney – Vô đề (#4). 2006

Triển lãm nổi bật của các tác phẩm trong các phòng lịch sử của Procuratie Vecchie ở Piazza San Marco, Venice. Persistence [Sự bền bỉ], đánh dấu kỷ niệm 60 năm Nevelson đại diện cho Hoa Kỳ tại American Pavilion, Biennale Arte vào năm 1962. Với hơn 60 tác phẩm được tạo ra từ năm 1950 đến 1980, triển lãm tuyển chọn bởi Julia Bryan-Wilson, giáo sư nghệ thuật hiện đại và đương đại tại Đại học California, Berkeley, trưng bày các tác phẩm điêu khắc kích thước lớn đơn sắc đen mang tính biểu tượng của Nevelson, cũng như tác phẩm điêu khắc sơn trắng của bà, bao gồm cả tác phẩm sắp đặt cột nhiều phần Dawn’s Presence – Three (1975), các tác phẩm bằng vàng, chẳng hạn như The Golden Pearl (1962). Triển lãm làm nổi bật mối quan hệ giữa các tác phẩm điêu khắc của Nevelson với việc thực hiện các tác phẩm ghép và cắt dán trên tường mà bà đã làm trong suốt cuộc đời.

Lần đầu tiên, các tác phẩm của Stanley Whitney trở lại nơi khai sinh văn hóa của chúng. Stanley Whitney: Những bức tranh Ý trải dài các tác phẩm của họa sĩ từ lớn đến nhỏ và các tác phẩm trên giấy được tạo ra vào thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của Whitney khi ông làm việc ở Ý vào đầu những năm 1990. Tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của nghệ thuật Ý đối với họa sĩ, triển lãm được tuyển chọn bởi Cathleen Chaffee, Curator trưởng, phòng trưng bày Albright-Knox, và Vincenzo de Bellis, Curator, phó giám đốc chương trình, nghệ thuật thị giác, Trung tâm nghệ thuật Walker, Minneapolis, Minnesota, một danh mục kèm theo sẽ được xuất bản vào hè 2022.

Nguồn: Phillips
Nguyễn Thu Huyền (biên dịch)

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

10 tranh đắt nhất thế giới trong năm 2023

Tranh người tình của Picasso giá 139,4 triệu USD, “Quý cô cầm quạt” của Gustav Klimt đạt hơn 108 triệu USD, là những tác phẩm đắt nhất năm nay. Theo thống kê từ trang web nghệ thuật Artsy,...

Vấn đề đương đại và nghệ thuật đương đại

Vấn đề đương đại (contemporary issues) và nghệ thuật đương đại (contemporary art) là một trong những mấu chốt quan trọng trong công việc thực hành nghệ thuật (art practice) của mỗi nghệ sĩ. Khái...

“Femme à la montre” của Picasso trở thành tác phẩm đấu giá đắt giá nhất trong năm nay

NDO – Kiệt tác “Femme à la montre” (tạm dịch: Người phụ nữ đeo đồng hồ) sáng tác năm 1932 của danh họa Pablo Picasso đã được bán với giá hơn 139 triệu USD tại cuộc đấu giá của...

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Những bức tranh đắt giá nhất thế giới

Trong số hàng triệu bức tranh đang tồn tại trên thế giới, có những bức đắt và hiếm đến mức đa số người yêu nghệ thuật không có cơ hội chạm đến. Theo The Collector, định giá tác phẩm nghệ...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm “Dương – Duyên”

Vào lúc 17h00 thứ Ba ngày 9 tháng 1 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Dương – Duyên”. Triển lãm giới thiệu tới công chúng hơn 50 tác phẩm trên chất...

Thông báo thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo công trình mỹ thuật tỉnh Hòa Bình tại nút giao đường Quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc – Hòa Bình

   ...

Giúp đỡ, xoa dịu thương đau bằng nghệ thuật

NDO –  Với mong muốn chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ và xoa dịu nỗi đau tinh thần cho những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của vụ cháy chung cư mini xảy ra đêm 12/9/2023 tại Khương Hạ, Thanh...

BÚP BÊ VĂN HÓA Ở SÀI GÒN HƠN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC

  Đầu thập niên 1960, khách nước ngoài đến Sài Gòn được giới thiệu một loại búp bê rất đẹp bằng vải lụa tinh tế và mềm mại, chế tác rất đẹp, không thua loại búp bê Geisha, búp bê...

Ngôi nhà 41 Hàng Bài

  Căn biệt thự cổ kính thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, nằm trên phố Hàng Bài, một con phố chính rất đẹp gần Hồ Hoàn Kiếm. Tầng một của căn biệt thự trước kia là nơi nấu bếp, để...