XEM TRANH NGUYỄN HỒNG HƯNG

 

Triển lãm “Ký ức” của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng diễn ra tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội từ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Không có lễ khai mạc vì Covid, nhưng vẫn được mở cửa đón khách xem tranh. Ai cũng được “bắn” súng đo nhiệt độ, khai báo y tế và phải đeo khẩu trang mới được vào. Khách đến đông khiến phòng tranh tầng 1 nhà 16 Ngô Quyền trở nên chật chội. Bốn mươi bảy bức tranh treo đều phủ lụa vàng, như trong đền miếu. Sau mấy lời của tác giả, những vải phủ ấy mới được gỡ xuống để mọi người thấy tranh. Ông nói ông vẽ không theo mẫu thật, chỉ theo ký ức. Rằng ông vẽ đúng theo cảm giác của mình. Người xem cảm nhận thế nào cũng là đúng. Tranh ông, vì vậy, mà không có đúng/sai. Có phải ông vẫn ngại về chuyện đúng sai?
Trong tờ rơi tác giả đưa tận tay người xem, có mấy lời của họa sĩ Thành Chương, gọi ông là hoạ sĩ đa phong cách, vì ông vẽ không giống bất kỳ ai, và cũng không sao chép chính mình.

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Memory Lò Đúc. 2021. Sơn dầu. 60x90cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức Hà Nội. 2021. Sơn dầu. 80x60cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức cửa sổ. 2021. Sơn dầu. 75x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Chân dung nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh. 2021. Acrylic. 60x48cm

Qua cửa là thấy hai mô hình lớn của hai cuốn sách ông viết về “Nguyên lý Design Thị giác” và “Bố cục Thị giác” – tài liệu giảng dạy của ông hơn hai mươi năm qua ở nhiều trường đại học phía Nam. Tôi đã được đọc hai cuốn sách học thuật đồ sộ rất công phu này của ông, khiến tôi tin rằng ông làm tượng vẽ tranh đều theo nguyên lý đúng/sai của logic tự nhiên. Và những “phá cách” của ông chỉ là ý định thay nguyên lý chung bằng nguyên lý của riêng mình, có thể là vô thức. Đây cũng là hiện tượng phổ quát của nghệ thuật từ “hiện đại” đến “hậu hiện đại” và “đương đại”, thôi thúc bởi mong muốn phải khác biệt, phải “mới”, phải chưa có ai làm như vậy.
Những tranh vẽ chữ cái theo “cấu trúc nghịch lý” của ông khiến tôi nhớ đến các những cấu trúc bất khả thi vẽ rất tinh vi phức tạp của M.C. Escher (1898-1972), và nhiều lối vẽ khác khai thác những hiện tượng trong nhận thức thị giác. Cái bình “tâm trống không” nhắc tôi rằng phải có cái bình mới có cái trống không trong lòng nó. Phải có đặc mới có rỗng. Chân dung Tất Đạt Đa Cồ Đàm cho thấy quan niệm Phật giáo của ông rất khác với của tôi…

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Chân dung bà Yến 2020. Sơn dầu. 120x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Tâm không. 2021. Acrylic. 50x70cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Giấc mơ. 2021. Acrylic. 120x80cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Ký ức đỏ. 2021. Acrylic. 60x60cm

 

NGUYỄN HỒNG HƯNG – Trăng về kịp. 2021. Acrylic trên vải bố. 100x100cm

Với tôi, những ký ức thấm đẫm tình cảm của ông đều vẫn sống trong hình hài nhìn thấy được của hiện thực, như “Phố Chợ Gạo”, hai bức “Phố Lò Đúc”, “Ký ức đồng quê”, “Chân dung bà Yến”, và cả “Ký ức Hà Nội”. Những ký ức về một cảm giác đã được khái niệm hoá qua ngôn ngữ như “Ký ức Đỏ” hoặc “Đường dẫn”… thì ông phải tạo hình theo lối biểu tượng, kỷ hà…mà là của riêng mình, nên ông mới dặn người xem cảm nhận thế nào cũng đúng, với ý rằng không cần đúng với ý đồ của ông khi vẽ. Mấy bức tranh vẽ ngựa thì tôi không thấy chất ký ức mấy, mà là những nghịch ngợm vui vẻ tinh quái của ông với tạo hình đồ hoạ.
Một điều khiến tôi yên tâm hơn cả, khi rời phòng tranh, là một cảm giác rất rõ về tính chân thực, tự tin và tự trọng của tác giả. Nó cũng tương tự như những hình vuông đen trắng của Malevich. Khi ta vẽ với tất cả niềm tin trung thực để diễn đạt xác tín của mình, chứ không vì bất kỳ điều gì khác, nhất là thời thượng, thì từng nét vẽ của ta sẽ chứa đựng cái “sinh lực trung thực” ấy, và tự nó sẽ có sức thuyết phục.

Trịnh Lữ

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

CHUYỆN VỀ ÔNG THIẾU BẢO

  Năm 1982, Bùi Xuân Phái lại vấp phải một “tai nạn” nghề nghiệp lần chót. Đó là vụ bản thảo tập thơ chép tay về Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Khi đó, ông Thiếu Bảo (Trần Thiếu Bảo, giám...

ẢO ẢNH

 Hồi ức làm sụp đổ thời gian (Walter Benjamin) Ảo ảnh là tên của dự án nghệ thuật mới nhất của Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải, cặp nghệ sĩ song sinh gốc Quảng Bình, sống và làm việc ở TP....

TRÒ CHUYỆN ĐẦU XUÂN CÙNG NHÀ GIÁO – NHÀ SƯU TẬP NGUYỄN BÁ ĐẠM: NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ, HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ ?

  “Người muôn năm cũ” ở đây mà tôi muốn nhắc đến chính  là cụ Nguyễn Bá Đạm – nhà giáo – nhà sưu tập tranh, được mọi người mặc nhiên coi là người bạn tri kỷ nhất của...

Triển lãm giờ thứ 9

Triển lãm “Giờ thứ 9” hay được gọi G9 là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt, tổ chức bởi nhóm họa sĩ trẻ tại Bảo tàng Mỹ thuật. “Giờ thứ 9” không chỉ là một triển...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 317&318 tháng 5-6/2019

...