TÌM VỀ KÝ ỨC- TRIỂN LÃM CỦA CÂU LẠC BỘ NỮ TÁC GIẢ

 

Đến hẹn lại lên, vào đúng dịp cả thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, lại đúng dịp đầu xuân Kỷ Hợi, không khí Tết dường như vẫn còn vương vấn trên những cành đào nở muộn, các chị em nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Nữ tác giả thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam lại tề tựu ngay tại chốn cũ ấy, nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội để cùng nhau tổ chức triển lãm mỹ thuật mang tên “Tìm về ký ức”. Triển lãm diễn ra trong vòng nửa tháng (8/3-23/3), và đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô. Quả thật là một tín hiệu đáng mừng.

Chủ đề năm nay mà Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ đưa ra cho các hội viên tham gia là “Miền ký ức xưa”. Một chủ đề thú vị và hứa hẹn chạm vào tâm can của nhiều thế hệ họa sĩ. Và quả thực như vậy, 84 tác phẩm của 84 tác giả trưng bày tại triển lãm đã mang đến cho người xem những cảm xúc khác nhau, những cảm giác bồi hồi xen lẫn xúc động. Miền ký ức ấy trong mỗi người chúng ta đã từng trải qua mỗi người một vẻ có những ký ức đẹp và cả những ký ức sẽ đi theo ta mãi về sau này. Có thể nói, ký ức là một phạm trù khá rộng và cũng khá “mông lung” nhưng các nữ nghệ sĩ đã khéo léo xử lý với những toan, những vóc, những ganh… kết hợp những chất liệu vốn đã quen thuộc như sơn dầu, sơn mài, bột màu, lụa… để cho ra được những tác phẩm ưng ý nhất.

LÊ KIM MỸ – Dệt cửi. Lụa. 45x65cm

 

NGUYỄN THỊ TIẾN – Hoa mơ. Sơn mài. 60x120cm

 

NGUYỄN THỊ THU – Sen và thiếu nữ. Sơn mài. 81x87cm

Hầu hết các nữ nghệ sĩ tại triển lãm đã định hình được phong cách và đi theo nó suốt những năm cuộc đời nghệ thuật của mình. Có người thành danh với “thương hiệu” không trộn lẫn với bất cứ ai, có người tuy chưa được nhiều người biết đến nhưng suy cho cùng với người nghệ sĩ, được sáng tác là niềm vui chân quý nhất. Người xem không khó nhận ra một Lê Kim Mỹ với những tác phẩm lụa chứa chan tình cảm nhưng sâu lắng của bà, “Dệt cửi” là một tác phẩm điển hình như vậy. Một Nguyễn Thị Tiến góp mặt với cành “Hoa mơ”, gợi nhớ một kỷ niệm của bà ở xứ Tây Bắc hùng vĩ. Là “Đường về” của Phùng Mỵ Trâm, những cô gái, cảnh sắc của Tây Bắc luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận, khắc sâu trong tâm trí và tâm thức sáng tạo đối với mỗi một nghệ sĩ khi đến với nơi đây, với Phùng Mỵ Trâm cũng không là ngoại lệ. Nguyễn Thị Thu mang đến một tác phẩm sơn mài đẹp “Sen và Thiếu nữ”, vẫn trong niềm cảm hứng hoa lá, Phan Thị Thanh Mai với tác phẩm “Sắc vàng mùa xuân” với sắc màu tươi tắn được nhiều người yêu thích. Âm hưởng phố phường Hà Nội, nơi chốn đô thị phồn hoa được mang nhìn thấy ở vài tác phẩm “Ngày xuân bên hồ” của Mai San; “Nắng thu” của Bùi Lan Phương, “Ban mai phố” của Nguyễn Thị Hồng,… Điểm xuyết ở giữa không gian trưng bày phòng triển lãm là các tác phẩm điêu khắc “Nhớ con” của Nguyễn Hiên; “Hoa biển” của Hoàng Thanh Như; “Nhụy” của Nguyễn Thị Kim Liên và “Cân bằng” của Lê Thị Hiền.

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG – Ban mai phố. 2018. Acrylic. 62x80cm
VŨ TUYẾT MAI – Tuổi xuân. 2018. Sơn mài. 80x80cm

 

NGUYỄN THỊ HIÊN – Nhớ con. Composite. H = 75cm

Không thể không nhắc đến nữ họa sĩ lão thành Nguyễn Minh Mỹ (năm nay gần 100 tuổi), bà chính là người “truyền lửa vĩ đại” đến với các nữ nghệ sĩ nói riêng cũng như trong giới nghệ sĩ nói chung về tinh thần lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ. Bà tham dự với tác phẩm lụa thắm đượm tình nhân văn “Mẹ con”. Vẫn còn rất nhiều tên tuổi nữ nghệ sĩ mà giới hạn bài viết chưa thể đề cập được hết. Tuy nhiên, điều quan trọng là thông qua triển lãm, các nữ nghệ sĩ một lần nữa khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong xã hội hiện đại, một người phụ nữ đẹp không nhất thiết là một người phụ nữ của gia đình, một người phụ nữ chỉ biết đến “bếp núc”. Họ vẫn có thể làm tốt cả hai vai trò ấy, thậm chí là còn làm xuất sắc.

Để kết thúc bài viết, xin được trích lại một đoạn trong lời giới thiệu của Nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Hải Yến (hiện đang là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ tác giả) nói về triển lãm: “Mỗi người đều cất giữ một kỷ niệm ký ức của riêng mình. Người nghệ sĩ lại càng trân trọng những ký ức đã qua của một thời xa vắng. Ký ức ấy là những miền quê yên ả, là nơi quần tụ bếp lửa nhà sàn ấm áp những chiều đông lạnh lẽo, là con đường quen thuộc đi về xum họp gia đình những Tết xưa. Ký ức là cuộc trở về từ nỗi buồn chiến tranh thầm lặng, là gặp gỡ chia sẻ bạn bè những Thăng trầm – Thành bại. Ký ức dù có phôi pha nhưng vẫn còn hoài niệm. Chúng ta trân trọng những giá trị thời gian không tàn phai theo năm tháng.”

Hoàng Chính

 

Tin cùng chuyên mục

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Nét đẹp dân gian trong triển lãm tranh “Biến Tượng”

Trong hội họa Việt Nam đương đại, nhiều họa sĩ sử dụng trực tiếp hình ảnh của những sản phẩm nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm. Một điều khác ở nghệ thuật của Vũ Hiệp, tranh...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Bức tranh "tái sinh" của Nguyễn Tư Nghiêm

    Rất khó, nếu không muốn nói-là không có một họa sĩ bậc thầy nào lại không có một kỹ thuật riêng nào đó, bởi vì kỹ thuật là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách. Kỹ thuật đã...

MỘNG BÍCH – CÂY ĐẠI THỤ CỦA LÀNG TRANH

  Họa sĩ Mộng Bích  (Nguyễn Thị Mộng Bích) sinh năm 1933, quê huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (trung cấp  1956-1960, đại học 1965-1970) . Từ 1960, bà là...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 325&326 tháng 1-2/2020

 ...

DƯƠNG HƯỚNG MINH – HIỆN THỰC CUỘC ĐỜI HIỆN THỰC NGHỆ THUẬT

  Năm 1996, họa sĩ Dương Hướng Minh mở triển lãm cá nhân mang tiêu đề: “Cội nguồn, Đất nước, Tình ca” nhân kỷ niệm 60 năm tuổi nghề của ông. Trong 50 tranh trưng bày, phải kể đến...

ĐÀM ĐĂNG LẠI – SẮC MÀU HOANG DÃ TRÊN KHỐI HÌNH

  Có lẽ, đầu tiên để cảm nhận về những tác phẩm điêu khắc của Đàm Đăng Lại chính là sự kích ứng từ các sắc màu. Chúng đậm âm hưởng thổ dân hoang dã, cảm giác không thấy nhiều...