TÌM LẠI KÝ ỨC

 

Nhận được thư mời dự khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề “Lê Thị Lựu – Ấn tượng hoàng hôn” tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/11/2018, vì xa nên tôi không thể có mặt. Đây là một bộ sưu tập tranh Lê Thị Lựu của các ông bà Ngô Thế Tân (chồng bà Lựu), nhà báo Thụy Khuê, ông Lê Tất Luyện đều sống tại Pháp trao tặng. Cuộc trưng bày này cũng là lễ trao tặng bộ sưu tập giá trị đó.

Một lần nữa tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh công chúng lại được thưởng ngoạn tác phẩm của một nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam tài sắc vẹn toàn, tốt nghiệp thủ khoa khóa III (1927- 1932) cùng khóa với các họa sĩ tài danh của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925 – 1945) như Trần Quang Trân (Ngym), Phạm Hữu Khánh, Vũ Đăng Bốn và kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện.

Sự trở về của bộ sưu tập Lê Thị Lựu, từ ký ức tôi nhớ lại cuộc trở về Việt Nam trao tặng tác phẩm của họa sĩ Mai Trung Thứ và nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị.

Tôi rất nhớ đó là mùa thu năm 1974, trời se lạnh đã vào tiết thu phân. Chuyến trở về của hai nghệ sĩ là tìm lại hình bóng bạn bè của một thời Hà Nội xưa cũ. Năm 1937, Mai Trung Thứ qua Pháp cùng Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, và cuộc trở về 1974 là lần đầu tiên của Mai Thứ về lại cố hương.

MAI TRUNG THỨ – Thiếu nữ Huế. 1934. Sơn dầu Tác phẩm được Mai Trung Thứ tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng

Trong dịp này, Mai Thứ đã tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tranh “Thiếu nữ Huế” sơn dầu 1934. Đó là một tranh thiếu nữ trong chủ đề thiếu nữ của ông gợi nhớ một nét đẹp ẻo lả duyên dáng thùy mị với hình dáng mảnh mai thon thả yêu kiều, đặc biệt là đôi mắt mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã nhận xét đôi mắt ấy “ươn ướt như sắp khóc…” Còn họa sĩ Trần Văn Cẩn lại ví von “Không ai vẽ thiếu nữ có đôi mắt đẹp và trong như dòng sông Hương tài bằng Mai Trung Thứ.”

Tôi còn nhớ như in cuộc đi chơi với hai nghệ sĩ này năm 1974 qua nhật ký cá nhân: “Trong đoàn có nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ đại Nguyễn Bích, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng và tôi. Chúng tôi đưa hai nghệ sĩ đi chùa Bút Tháp cổ kính, làng tranh Đông Hồ đều ở địa danh Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngồi trong ô tô họa sĩ Mai Trung Thứ cứ nhắm nghiền hai mắt. Ông sợ giao thông lộn xộn ở Hà Nội. Trong chuyến đi chúng tôi hỏi ở ông được nhiều điều nhất là tôi với vai trò làm tư liệu tại phòng nghiên cứu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.” 

Hỏi về con người ông. Mai Trung Thứ vui vẻ trả lời:  “Tôi học khóa I Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng khóa với Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Công Văn Trung và Georges Khánh học điêu khắc. Tôi nổi tiếng là người nghịch ngợm nhanh nhẹn đôi chút chải chuốt hòa nhập nhanh với giới trí thức Hà Nội trước phong trào vui vẻ  kết thân với Lê Phổ cùng vẽ tranh chơi nhạc. Bạn bè gọi thân mật là Mai Thứ, tôi cũng bằng lòng với tên gọi này nên đã dùng luôn bút hiệu Mai Thứ trên các tác phẩm của mình kèm theo một dấu triện đỏ, có lẽ từ khi qua Pháp…”.

“Lang thang trong ngôi chùa cổ, nhà điêu khắc chăm chú xem các pho tượng cổ, bộ tượng La Hán, họa sĩ chìm trong tiếng chuông chiều tĩnh mịch yên bình”.

Thiệp giới thiệu triển lãm của Mai Trung Thứ năm 1974 tại Pháp

 

Thiệp giới thiệu triển lãm của Mai Trung Thứ năm 1974 tại Pháp

 

Hai bạn hỏi đi công tác nghiên cứu thế này các bạn ăn ở đâu, trả lời là “ba gói cốm xanh rờn cùng nải chuối tiêu vàng rậm”. Nghệ sĩ Mai Thứ chưa hiểu chuyện gì thì nghệ sĩ Điềm Phùng Thị với bản lĩnh đàn bà đã “lấy” vội rồi ấn vào tay chúng tôi hai hộp thức ăn khách sạn chuẩn bị cho, ngó vào thấy lủng củng mấy quả trứng luộc, khoai tây luộc, mấy lát bánh mỳ xúc xích pho mai,… Tôi ngần ngại sợ các bạn không dám ăn bốc cốm như thói quen dân dã, nhưng lạ thay loáng cái đã hết. Tôi dẫn mọi người ra bể nước mưa lấy gáo dừa rửa tay từng người, lại lạ nữa hai bạn vẫy tay vào cái rồi chùi vào quần. Đúng là nhập gia tùy tục Mai Thứ đã nói như vậy.”

Mấy năm sau ngày gặp gỡ Hà Nội, một người bạn từ Pháp gửi cho tôi vựng tập triển lãm Mỹ thuật 1974 của Mai Thứ cùng tư liệu cho biết tại Pháp, Mai Thứ có ba cuộc triển lãm lớn với chủ đề “Trẻ em” của Mai Thứ năm 1964, “Phụ nữ dưới con mắt” của Mai Thứ 1967, “Thế giới thơ” của Mai Thứ 1980. Triển lãm Mỹ thuật 1974 Mai Thứ in chữ ký dấu triện cùng hai tranh lụa “Mẹ con” và “Cơn gió”. Khi làm các tập Từ điển bách khoa thập niên 90 do họa sĩ Trần Đình Thọ làm chủ tịch, tôi đã giới thiệu hai tranh này ở mục từ “họa sĩ Việt Nam Mai Trung Thứ” để bạn đọc thấy phong cách Mai Thứ khi ở Pháp đôi mắt mộng mơ ươn ướt như sắp khóc không còn nữa, tỷ lệ thân thể đã kéo dài, phụ nữ trẻ em phảng phất hội họa Nhật Bản thời cổ điển cùng những tác phẩm với nét vẽ không cầu kỳ tôn giáo không khoa trương da thịt mà từ tốn ẩn náu một tâm hồn thanh đạm mong manh như đồ sứ dễ vỡ với “Nụ hôn”, “Cô gái bưng tách trà”, “Hạnh phúc”, “Làm dáng”, “Yên lặng”, “Trang điểm”, “Người đàn bà bên gối đỏ”… chỉ cần điểm qua những tên gọi tác phẩm đã thấy bảng lảng đâu đó một Mai Thứ nặng tình với cố hương.

 

Người mẫu trong tranh Ngây thơ của Hoàng Lập Ngôn

Nàng là ai?

Một buổi chiều đông vào khoảng năm 1985 tôi đang ngồi làm việc ở phòng Nghiên cứu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, chợt có người nhắn cần gặp đang chờ tại phòng thường trực. Khách tự giới thiệu là một bác sĩ Việt Kiều tại Pháp về thăm Việt Nam muốn đến xem Bảo tàng Mỹ thuật và yêu cầu được tôi hướng dẫn. Hình  như vị khách này đã nhiều lần đến xem bảo tàng hay vì một lý do nào khác ông ấy đã lướt qua các phòng trưng bày cổ đại. Đến phòng tranh cận đại ông dừng lại rất lâu trước tác phẩm vẽ màu dầu “Thiếu nữ ngồi” của họa sĩ Trần Phúc Duyên, sau đó ông đề nghị được dẫn đến phòng trưng bày có tác phẩm Ngây thơ của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Trước thái độ trầm tư yên lặng nhìn đăm đăm vào tác phẩm “Ngây thơ” của vị khách tôi buộc phải tò mò lên tiếng trước dù biết rằng việc làm đó không tế nhị lắm. Giọng buồn buồn chậm rãi ông cho biết người thiếu nữ trong tranh “Ngây thơ” chính là vợ ông – Dương Thị Nhung em gái họa sĩ Dương Bích Liên (trong tứ trụ Nghiêm Liên Sáng Phái); còn bà thiếu phụ ngồi trong tranh của họa sĩ Trần Phúc Duyên là bà chị dâu của ông.

HOÀNG LẬP NGÔN (1910 – 2006) – Ngây thơ II. 1949. Sơn dầu. 121×90,2cm Sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Cả hai đều đã không còn trên cõi đời này. Sau khi giới thiệu như vậy là cả một khoảng thời gian im lặng kéo dài của chúng tôi. Sau khi chụp ảnh chung với hai tác phẩm, vị bác sĩ Việt Kiều Nguyễn Văn Lung cùng tôi tản bộ quanh khuôn viên Bảo tàng. Ông nói nhiều về người vợ yêu quý của mình. Hóa ra họa sĩ Hoàng Lập Ngôn không chỉ vẽ một bức “Ngây thơ” mà Dương Thị Nhung vợ ông còn là người mẫu cho họa sĩ này vẽ bốn bức “Ngây thơ” khác ở những thời điểm hết sức khác nhau. Rất may lúc đó trong tay tôi lại có quyển sổ nhỏ và biết tôi là người nghiên cứu tư liệu mỹ thuật nên ông vội vã ghi lại những dòng sau:

“Ngây thơ I” (1941) hiện nay ở nhà tướng Jean de Lattre de Tassigny sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.

“Ngây thơ II” (1949) ở Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Ngây thơ III” (1978) hiện nay ở lâu đài St’ Michel de Livet của gia đình Nữ công tước Diễm Lan du Chastel dela Howarderie miền Normandie (Pháp).

“Ngây thơ IV” hiện nay ở Paris tại nhà bác sĩ Nguyễn Văn Lung.

“Ngây thơ V” ở một tư gia Hà Nội.

Sau trang giấy trên, ông Lung còn viết vài nét về người trong tranh: Mẫu Ngây thơ là Dương Thị Nhung hồi 16 tuổi rưỡi. Nhung sinh ngày 4 tháng 11 năm 1925 và mất ngày 28 tháng 11 năm 1975 tại Alidjan.

Các bạn của phòng nghiên cứu Bảo tàng Mỹ thuật đến lúc này mới hiểu vì sao họa sĩ Hoàng Lập Ngôn hay đến phòng chúng tôi ngâm thơ về Nhung với tấm lòng tri ân từ kỷ niệm xưa của một thời vang bóng.

Nguyễn Hải Yến

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

BƯỚC ĐẦU CỦA HỘI HỌA VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

  Trường Mỹ thuật, năm đầu tiên sáng lập, ở khu vực vườn Dufeur, cũng trong phạm vi của Trường Mỹ thuật bây giờ. Đó là một sưởng lớn, lợp kẽm trước kia chứa xẻng cuốc của sở...

Hái một cành sen, luận về loài tuyết liên trong nghệ thuật Việt

Hoa sen luôn mang ý nghĩa biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đi vào câu ca lời hát. Gần đây đã diễn ra tranh huận liên quan đến việc  truy tìm thực sự có hay không cành sen. Tóm tắt tranh luận này...

TIN MỸ THUẬT VIỆT NAM THÁNG 9-10 NĂM 2021

  TRIỂN LÃM “DẤU ẤN 2021” CỦA CÂU LẠC BỘ HỌA SĨ CAO TUỔI Từ ngày 13/10/2021 đến ngày 22/10/2021 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Dấu ấn 2021”...

TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM KHÓA TÔ NGỌC VÂN (1955-1957)

I. TÓM LƯỢC Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khai giảng tại Hà Nội ngày 15 tháng 11 năm 1945, theo Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, ông Vũ Đình Hòe, ký ngày 8 tháng 10 năm 1945, do...

BIẾN CHUYỂN HÀNH TRÌNH VIẾT TIẾP CÂU CHUYỆN ĐÁ

  Những năm gần đây với sự năng động của các nhóm nghệ sỹ và một số không gian nghệ thuật, đã có những hoạt động sáng tác và trưng bày tại làng nghề truyền thống như lànggốm Bát...