SẢN PHẨM ĐẸP MỘT THỜI CỦA CÔNG TY TRẦN HÀ

 

Từ hồi còn trẻ, tôi đã nghe tiếng Công ty Mỹ nghệ Thành Lễ. Đồ mỹ nghệ của công ty này được xuất ngày càng nhiều, có cửa hàng sang trọng trên đường Tự do… Sau này, kiến thức sách vở và thực tế giúp tôi biết Thành Lễ nằm trong bộ ba công ty mỹ nghệ được đánh giá cao nhất, có nhiều sản phẩm chất lượng nhất miền Nam là Thành Lễ, Trần Hà và Mê Linh. Trong bộ ba này, Công ty Mê Linh non trẻ nhất, chỉ nổi lên trong mười năm trước năm 1975, đã làm bức tranh sơn mài lớn “Bình Ngô đại cáo” trong Dinh Độc lập. Công ty Thành Lễ tồn tại đến năm 1975 là 27 năm mới ngưng. Riêng tung tích Công ty Trần Hà còn mù mịt, hầu như không có tài liệu nào nhắc đến.

Gần đây, tranh của Công ty Trần Hà được bán đấu giá khá nhiều ở nước ngoài. Trong bài “Chân dung họa sĩ Trần Hà – một phương trình nhiều ẩn số”, tác giả Quang Việt đã xác định họa sĩ Trần Hà tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa VI (1930-1935), dựa vào các tài liệu ông có. Căn cứ vào thông tin này, trong bộ ba sáng lập viên các công ty trên, họa sĩ Trần Hà có xuất thân danh giá nhất, từ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nền tảng này giúp ông xây dựng được công ty mỹ nghệ danh tiếng Trần Hà ở Bình Dương.

 

Cách nay hơn mười năm, tôi có đến thăm một căn hộ trong một chung cư ở quận 11 của một người thích sưu tầm toàn đồ Biên Hòa. Ở vách tường giữa phòng khách và phòng ăn đang trưng bày nhiều đồ Biên Hòa xưa, đồ gốm Bạch Định, anh đặt một tủ sơn mài cao khoảng một mét, tuyệt đẹp, với màu sơn nâu thẫm của sơn Nam Vang, vẽ hoa lá chim muông. Ban đầu tôi nghĩ ngay đó là tủ sơn mài Thành Lễ, loại hàng mỹ nghệ lúc đó đã rất khan hiếm, giá trị tính bằng số lượng vàng. Nhưng tôi nhầm, đó là tủ sơn mài của Công ty Trần Hà, một cái tên thỉnh thoảng được nghe nhưng sản phẩm hầu như không thấy ở đâu.
Đó là ấn tượng đầu tiên về đồ sơn mài Trần Hà. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa có dịp nhìn thấy món đồ thứ hai của Công ty Trần Hà, trừ vài bức hình in trên báo trước 1975 và trong bộ sưu tập của một bạn ở quận Tân Bình.

 

Gần đây tôi được xem một album ảnh chứa hàng trăm tấm ảnh chụp sản phẩm sơn mài của Công ty Trần Hà. Ngoài điều đáng tiếc là tất cả ảnh đều chụp đen trắng, hình dáng và họa tiết cẩn ốc, vẽ trên các sản phẩm tủ, bàn, hộp đựng nữ trang của công ty này đều quá thu hút. Kiểu dáng tủ, bàn tạo hình đẹp, phong cách đồ gỗ phương Đông có cải tiến… Các tranh cẩn ốc trên các tủ sơn mài vẽ theo các tuồng tích cổ Trung Hoa hay vẽ cảnh sinh hoạt người Việt xưa rất chi tiết và phủ các mặt tủ nơi được phô ra. Các miếng đồng đúc ốp góc tủ, góc hộp trang điểm được khắc sâu với đường nét tỉ mỉ… Thấp thoáng nơi trưng bày tủ bàn ghế sơn mài có những bức tranh, chỉ nhìn trong ảnh đen trắng thôi đã thấy mẫu mã được thực hiện từ bàn tay chuyên nghiệp, vẽ và mài có chiều sâu…Bộ ảnh còn nhiều bức khác, nhưng chỉ riêng số ảnh chụp sản phẩm đưa lên đã cuốn hút người xem.  Miền Nam đã có một thời làm ra những sản phẩm đẹp từ các công ty mỹ nghệ hàng đầu, rồi bị mai một, không phục hồi được chuẩn mực chất lượng như xưa. Thật là đáng tiếc!

Năm 2006, tôi viết bài về Công ty Thành Lễ khi hầu như không mấy ai quan tâm về sản phẩm của công ty này trừ một số ít người sành điệu còn sót lại của Sài Gòn xưa. Đến nay, nhiều người sống ở nước ngoài chơi tranh, gốm Thành Lễ và có nhiều tác phẩm đẹp của công ty này đã đưa một số tác phẩm ấy về quê hương bán cho người ưa chuộng. Mong là các sản phẩm đẹp của Công ty Trần Hà hay Mê Linh cũng sẽ có dịp quay về cố quán, như tranh và gốm Thành Lễ.

Phạm Công Luận 

Ảnh trong bài: Các sản phẩm của Công ty Trần Hà. Ảnh tư liệu: Hoàng Việt

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm mỹ thuật Đông Dương quy mô lớn nhất tại Việt Nam

NDO – Từ ngày 14 đến 17/8, Sotheby’s tổ chức triển lãm mang tên “Mộng Viễn Đông” tại Park Hyatt Saigon, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những triển lãm nghệ thuật Đông...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC V (NAM MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN) LẦN THỨ 25 NĂM 2020

Triển lãm tổ chức chấm giải tại Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai. Triển lãm trưng bày 127 tác phẩm của 121 tác giả. Trong đó 61 tác phẩm của 55 tác giả là hội viên Trung ương và 66 tác phẩm...

ÔNG NÓI CH… NÓ CŨNG CHẲNG NGHE ĐƯỢC

Hắn là một họa sĩ, kém tôi 8 tuổi, và tất nhiên hắn gọi tôi là anh…dù hình như vợ hắn và tôi bằng tuổi nhau. Tôi cũng coi hắn như em và gọi hắn là chú. Tuy quen biết nhau nhưng thực lòng...

NGÔI NHÀ CỦA LUC LEJEUNE VÀ VŨ ĐÌNH HÙNG

  Luc Jejeune (kiến trúc sư người Pháp) và Vũ Đình Hùng là đồng sở hữu Temple Club, quán bar – nhà hàng bậc nhất Tp. Hồ Chí Minh từ những năm 2000. Hai ông cũng sở hữu một căn hộ có phong...

Hàng trăm thiếu nhi quốc tế tham dự Cuộc thi “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”

(ĐCSVN) – Hơn 300 học sinh đến từ các trường tiểu học, trung học cơ sở, các câu lạc bộ năng khiếu của Hà Nội, các đại sứ quán, trường quốc tế với nhiều quốc tịch khác nhau đã tham...