PHẠM THÚC CHƯƠNG – MỘT HỌA SĨ LỚN, MỘT NHÀ TRIẾT HỌC

(Bài của A.L.G. trên tờ FAN EXPRESS số ra ngày 10 tháng 11 năm 1971. Q.V. phỏng dịch theo nguyên bản tiếng Pháp)
Vào cuối tháng trước (tức tháng 10 năm 1971 – TCMT), ông Phạm Thúc Chương, một họa sĩ người Việt Nam, sinh ở Bắc Kỳ, năm 1918, người đã từng giành giải thưởng lớn của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (vào năm 1938 – TCMT), và đã chọn một ngôi làng nhỏ bình yên gần Yvonand làm nơi sinh sống – đã mất.
Hội họa như vậy cũng đã mất đi một trong những họa sĩ tinh tế và nhạy cảm nhất, một tâm hồn phương Đông và nghệ thuật “tinh lược” của ông (đấy là ta đang nói về một họa sĩ Á châu, ông có thể vẽ ra một cành mận mà ta như thấy cả một mùa xuân!) Ông biết ép các đồ vật, con vật, các thực thể bộc lộ ra tất cả, khiến chúng trở nên thanh khiết hơn (và cứ thế, có vẻ trái ngược, nếu như ta đi tìm trong nghệ thuật lớn, một nét bền vững và chắc chắn).
Mỗi một bố cục của Phạm Thúc Chương có vẻ như thoáng qua theo một khoảnh khắc của cuộc sống, nơi chúng ta sẽ trải qua với sự nhẹ nhàng ấy, sự trong trẻo ấy của nghệ thuật ông, nó âm thầm đến từ một sức mạnh đôi khi không thể hiểu nổi. Các tác phẩm của ông viễn du qua hai thời kỳ: thời kỳ của sự trưởng thành được tạo ra ở mức độ trực giác, và một thời kỳ mang đầy tính nhục cảm trong thể hiện, ngắn ngủi hơn nhưng có rất nhiều cái hay hơn so với thời kỳ đầu tiên; cả hai thời kỳ như thế nối với nhau bằng cái thoáng chốc tinh khôi khi ngọn bút vẽ bắt vào bề mặt trắng (một kiểu cách bắt đầu với không gian như vậy chắc rằng hay hơn sự bắt đầu với những cái cây, con đường, những bông hoa mà người họa sĩ ấp ủ).
SỰ LÃNG QUÊN ĐỐI TƯỢNG
Để trông đợi cái đẹp, cần phải bắt đầu từ trừu tượng hóa. Sự trừu tượng hóa ư? Đó chính là chìa khóa của Phạm Thúc Chương: Quên đi đối tượng để không có gì hơn ngoài cảm nhận cái bản chất, tuyến đường của vô thức. Điều này có thể thấy ở Phạm Thúc Chương qua các bức tranh lụa, tranh vẽ trên giấy Nhật Bản hay trên toan, làm người ta không thể cầm được suy tưởng về một chất thơ phương Đông, về những bài thơ tứ tuyệt kiểu Trung Hoa hay Nhật Bản, mà ta có thể gọi là theo truyền thống. Thế nhưng, ở trường hợp của Phạm Thúc Chương, cả hai cái đó lại chiếu vào mắt ta theo một cách riêng biệt, bằng sự đa dạng trong xử lý bề mặt và cách thức phải chịu đựng truyền thống ấy, nhằm khai thông một bút pháp hiện đại và duy nhất, mà tự trong nó vẫn biểu lộ được sâu sắc lòng trung thành với nòi giống, cho sự ngự trị của cây cỏ và muông thú mà nó vốn thích gợi lên bằng nét và mảng…
Phạm Thúc Chương sống ở Chavannes-le-Chêne (gần Yvonand), cùng người vợ trẻ, trong một ngôi nhà nhỏ nằm giữa cánh đồng, nơi ông đã nâng cao và đổi mới chính bản thân mình. Ở đấy cũng tạo ra một môi trường tiện nghi để mỗi năm hai lần, ông tập hợp các nhóm học chuyên đề để giảng dạy các bí mật của phương pháp ăn chay thực dưỡng (macrobiotic), vì người họa sĩ này cũng kiêm cả một bậc hiền triết.
Ông đã làm, như điều ông nói, là “người truyền đạt đạo lý của phương Đông…”
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Qua cầu. Lụa. 21×47,5cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội
Họa sĩ Phạm Thúc Chương (1918-1971)
Chữ ký của Phạm Thúc Chương trên một bản in năm 1965
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Hươu. Lụa. 63x60cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội
PHẠM THÚC CHƯƠNG – Trẻ em chơi đùa. Lụa. 18×44,5cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội
Một tác phẩm của Phạm Thúc Chương
A.L.G.
PHẠM THÚC CHƯƠNG (1918-1971)
1933-1938 Học khóa IX Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
1938 Giành giải thưởng lớn của Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương
1939 Gửi tham dự một số tranh sơn khắc tại Triển lãm Quốc
tế San Francisco
1940 Dạy vẽ
1946 Sang Pháp
Làm trang trí rạp hát và vẽ minh họa
TRIỂN LÃM HOẶC THAM GIA CÁC TRIỂN LÃM:
1947 Nhà Đông Dương ở Paris
1948 Phòng tranh Elysée, Faubourg St. Honoré, Paris
1949 Phòng tranh Thế kỷ ở Paris
1950 Vatican
1951 Viện Châu Á ở New York
Phòng tranh Thế kỷ ở Paris
1952 Phòng tranh Cardo trên đại lộ Matignon, Paris
1953 Phòng tranh Cardo
1955 Phòng tranh Wolfsberg ở Zurich
1956 Winterthour, Stockholm
1957 Anliker, Berne
1958 Wolfsberg – Zurich, Lausanne
1959 Berne, Stuttgart, Nuremberg, Winterthour
1960 Bảo tàng Bensberg, Stockholm, St.Moritz
1961 Wolfsberg – Zurich, Anliker – Berne
1962 Allemagne
1963 Phòng tranh Những người bạn của
nghệ thuật Neuchâtel, Anliker – Berne
1964 Zurich, Bâle
1965 Phòng tranh André Weil trên đại lộ Matignon, Paris
Phòng tranh Những người bạn của nghệ thuật
Neuchâtel, Anliker – Berne

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Người theo đuổi nghệ thuật truyền thần trên tranh sứ

NDO – Với phương châm nghệ thuật ngoài vẻ đẹp phải bền bỉ theo thời gian, cùng mong muốn truyền lại những tác phẩm đặc sắc cho các thế hệ sau biết đến, nghệ nhân Bùi Văn Bến ở làng...

BÀN VỀ HỆ SINH THÁI DUYÊN HẢI TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN (PHẦN HAI)

  Bài thứ hai: Biển gọi tên nai Trong phần I, chúng tôi đã lập luận rằng không nên gọi con vật lưỡng cư trên mặt trống đồng là con cóc. Căn cứ vào hệ sinh thái duyên hải,...

HỌA SĨ TÔN ĐỨC LƯỢNG – LÀM GÌ, SÁNG TÁC TRƯỚC HẾT PHẢI XUẤT PHÁT TỪ LÒNG NHÂN ÁI, TỰ TRỌNG

  Họa sĩ Tôn  Đức Lượng sinh năm 1925 ở làng Đại Tráng, Bắc Ninh trong một gia đình viên chức. Ông là một trong 15 sinh viên khóa XVIII (1944-1945), khóa cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật...

Triển lãm mỹ thuật Thủ đô 2023

Từ ngày 3/10 đến hết 11/10/2023, triển lãm mỹ thuật Thủ đô 2023 do Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức đã được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, quận Hai...

“Sắc màu” trong mắt trẻ

NDO – Với nét vẽ hồn nhiên, trong trẻo, các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm “Sắc màu” thể hiện suy nghĩ và ước mơ của các em thiếu nhi về cuộc sống tươi đẹp. “Sắc màu”...