ÔNG PHÁI ƠI ! LÃO SAY BAY MẤT RỒI

 

Nhà thơ Trần Lê Văn, ông làm thơ và viết sách công tác ở Viện Hán Nôm. Ông có nhiều công đóng góp cho nền văn học Việt Nam, là bạn thân với nhà thơ Quang Dũng. Hai người thân nhau như hình với bóng.

Ông rất hâm mộ Bùi Xuân Phái và thường nói: “Trông Bùi Xuân Phái như hình tượng Đức chúa Jesus”.

Thấy ông Phái vẽ tranh hề chèo, nhân dịp ngày giáp Tết, Trần Lê Văn bèn xin ông Phái vẽ bức tranh “lão say”.

Đáp ứng sở thích của bạn, ông Phái chỉ vạch vài ba nét bút trên tờ giấy dó đã hiện lên hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, đầu cuốn chiếc khăn nhiễu màu Tam Giang, với chiếc áo màu lam và chiếc quần điều. Tay chống chiếc gậy trúc, tay kia cầm chiếc quạt giấy, chân đi đôi giầy Gia Định, bước đi lảo đảo,… thật đúng là “Lão say”.

Lão say Trần Lê Văn của Bùi Xuân Phái

Ông Văn thích quá cầm ngay tranh về. Lúc đi qua đường Hàng Trống, gần hồ Hoàn Kiếm, có cơn gió thổi mạnh làm bay mất bức tranh…

Trần Lê Văn ngẩn người, nghĩ ngợi tiếc nuối nên bèn quay lại gặp Phái nói giọng thảng thốt: “Ông Phái ơi! Lão say bay mất rồi!”

Ông Phái hỏi: “Ai bay?”

Trần Lê Văn vẻ mặt thẫn thờ, giọng nói buồn bã: “Lão say!”

Hiểu ý bạn, ông Phái nói không sao, ngồi chờ tôi một chút tôi sẽ vẽ cho ông bức khác. Chỉ nhoáng độ mươi phút, hình lão say thứ hai đã hiện lên trông không khác gì bức trước.

Mừng quá, ông Văn cẩn thận mang về tới nhà, lồng vào khung rồi treo ngay lên trên tường ngồi ngắm nghía ai đến ông cũng khoe.

Khi ông Văn mất, vợ ông là bà Lung (người dân tộc Thái Trắng ở miền Tây Bắc) vẫn giữ bức tranh đó để cạnh bức ảnh của chồng mình trên ban thờ. Khi đó nhà còn ở phố Hàm Long.

Sau chuyển nhà ra phố Lò Đúc thì bà cho cô con gái bức tranh đó.

Ông Nguyễn Mạnh Phúc muốn sưu tầm tranh này nên tìm đến chỗ cô con gái ông Văn để hỏi mua. Nhưng cô ta giữ lại chứ không bán.

Đã mấy chục năm rồi không rõ bức tranh đó giờ ở đâu?

Ngày 19/10/2019

Nguyễn Bá Đạm 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

GIÁO SƯ, HỌA SĨ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN TRẦN ĐÌNH THỌ

  Họa sĩ Trần Đình Thọ sinh năm 1919,  quê tỉnh Hưng Yên, sống chủ yếu tại Hà Nội. 1939-1944, ông học và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa 13. Ngay từ trước Cách mạng...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

LÊ PHỔ – BẬC THẦY HẬU ẤN TƯỢNG

  Nhà phê bình nghệ thuật Pháp, Waldemar George, đã viết rất nhiều về những nghệ sĩ hàng đầu của thế kỷ 20, sớm xuất bản một cuốn sách về những bản vẽ của Henri Matisse vào năm 1925, và...

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu triển lãm “Một đoạn đường”

Ngày 17 tháng 9 năm 2023, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân “Một đoạn đường” của họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu. Triển lãm giới thiệu tới công chúng...

Tuyệt tác trên Cửu Đỉnh lên tranh khắc gỗ

TTH – Những hình ảnh về giang sơn Việt Nam được khắc trên bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh đã quá quen thuộc với những ai từng đặt chân vào tham quan bên trong Hoàng cung Huế, nay qua sự tiếp biến...