NHỮNG BỨC TRANH KỲ LẠ, NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ LẠ

 

Nghệ thuật là vô cùng, vô tận như người ta thường nói, nhưng có lẽ nghệ thuật không thể phong phú được như con người. Nghệ thuật cũng không thể phong phú bằng các nghệ sĩ. Xưa nay đã có biết bao nhiêu người nghệ sĩ kỳ lạ, thậm chí vô cùng kỳ lạ, nhưng nghệ thuật của họ không hề kỳ lạ, thậm chí tầm thường. Sự kỳ lạ trong nghệ thuật là hiếm, thế mới thành nghệ thuật, đôi khi chỉ là sự kỳ lạ về số phận của tác phẩm mà thôi.

Trong Tạp chí Mỹ thuật các số tết Đinh Dậu 2017 và Mậu Tuất 2018, tôi đã viết về 18 nghệ sĩ “kỳ lạ”… và vẫn còn muốn viết thêm. Nhưng tết năm nay, Kỷ Hợi 2019, tôi lại chọn một chủ đề khác, viết về các bức tranh “kỳ lạ”, hay nói chính xác hơn, vì chúng gắn với những câu chuyện, những kỷ niệm có phần “kỳ lạ”, chứ không phải hoàn toàn vì bản thân chúng là kỳ lạ. Nếu kết quả “kỳ lạ” không được như tôi mong muốn, tôi cũng mong được bạn đọc thể tất cho.

 

ĐI TÌM BỨC TRANH “BẾN THUYỀN SÔNG HỒNG” NGUYÊN VẸN

Năm 1997, tôi có làm biên tập cuốn “Tranh khắc gỗ Việt Nam”. Bìa in bức “Bến thuyền sông Hồng” của An Sơn Đỗ Đức Thuận. Sách ra được rất nhiều người khen.

Với cuốn sách này, tôi có ba kỷ niệm.

Thứ nhất: Trong quá trình làm sách, ông Quang Phòng (bố tôi) – người viết bài giới thiệu, bỗng dưng bị ốm. Để kịp đưa sách đi in theo đúng kế hoạch, tôi và anh Trương Hạnh – Giám đốc Nhà xuất bản, đã phải kỳ cạch lắp ráp cả đống bản thảo lộn xộn do bố tôi viết thành một bài hoàn chỉnh, chỗ nào còn thiếu thì viết thêm. Sau bố tôi bảo: “Trương Hạnh và con cũng xứng đáng là tác giả”.

Thứ hai: Có một họa sĩ có tranh in trong sách (tôi không nhớ là ai) đã chỉ vào bản in bức tranh “Hoa xu-xi” (sáng tác năm 1944) của Lương Xuân Nhị, rồi khẳng định: “Đây đâu phải là tranh khắc gỗ”. Tôi cũng chỉ biết cười, không tranh luận, vì tôi biết chắc lời khẳng định ấy không đúng.

Một hôm, gặp cụ Lương Xuân Nhị, tôi đã phản ánh ý kiến trên cho cụ nghe. Cụ Nhị quắc mắt, hỏi: “Ai? Ai nói?” Tôi cũng chỉ biết cười.

   

AN SƠN-ĐỖ ĐỨC THUẬN (1898-1970) – Bến thuyền sông Hồng. 1931. Khắc gỗ. Bản bên trái là bản lưu tại gia đình tác giả. Bản bên phải là bản lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

 

Cụ Nhị hỏi tiếp: “Thế thế nào thì là tranh khắc gỗ? In hoàn toàn từ gỗ ra có phải là tranh khắc gỗ không?” Rồi cả cụ và tôi cùng cười, rất sảng khoái.

… Thế rồi, cách đây vài năm, khi cụ Lương Xuân Nhị mất đã lâu, lại có một cô sinh viên Trường Mỹ thuật sang tận Nhà xuất bản để thẩm tra “chất liệu” của bức tranh “Hoa xu-xi”. Tôi đã trả lời cô ấy, rằng: “Cụ Lương Xuân Nhị đã khẳng định đấy là tranh khắc gỗ. Còn nếu chưa tin thì chỉ có cách đi gặp cụ Nhị mà hỏi lại nhé”. Hì hì.

Kỷ niệm thứ ba (kỷ niệm quan trọng nhất): Khoảng một hai tháng sau khi cuốn “Tranh khắc gỗ Việt Nam” được in xong và phát hành, một buổi sáng có một người đàn ông lạ đến Nhà xuất bản tìm tôi (ở tư cách người biên tập).

Anh bảo anh tên là Đỗ Đức Dư (hay Đỗ Đình Dư, tôi không nhớ chắc), là cháu nội của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận, người đã vẽ bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” in trên bìa cuốn sách, hiện đang được bày bán ở Hiệu sách Tràng Tiền.

Là người Hà Nội gốc, hơi “cổ cổ”, anh Dư nói chuyện rất nhẹ nhàng, nhã nhặn. Anh bảo: Anh đã mua được một cuốn, và rất cảm động khi thấy tranh của cụ An Sơn được trân trọng như vậy, “chỉ tiếc bức tranh in bị thiếu và có vết gập ở giữa”.

Điều anh Dư nói tôi thừa nhận ngay, vì khi ấy, chúng ta dường như chỉ có một bản gốc duy nhất của bức tranh lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà tình trạng của nó trên thực tế quả đúng như lời anh Dư đã nói.

Tôi hỏi anh Dư: “Thế ở nhà ta có còn giữ được bản gốc nào không ạ?”

Anh trả lời: “Có, còn đúng một bản, hoàn toàn nguyên vẹn”.

Tôi thích quá, hẹn anh hôm nào sẽ đến thăm nhà và xem bức tranh.

Trước khi ra về, anh Dư cho tôi địa chỉ, và một thông tin khác (kiểu như  địa chỉ dự phòng): “Tôi có cô con gái làm ở Đài Truyền hình Việt Nam, tên là Đỗ Hồng Cư”.

* * *

Cũng vào quãng ấy, tôi có một cậu cháu tên là Hoàng Anh Tuấn mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, đang tìm đề tài để viết. Tôi bèn đưa cháu đến gặp anh Đỗ Đức Dư.

Nhà anh Dư ở đường Hàng Bột cũ, nay là phố Tôn Đức Thắng, nhìn sang bên kia đường là Văn Miếu. Anh Dư làm nghề sửa chữa điện tử: TV, radio, radio cattsette, không có cửa hàng, chỉ nhận việc của khách quen, nhà trên gác hai, rất giản dị.

Gặp tôi, anh Dư rất vui, vừa kề cà trò chuyện, vừa dỡ bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” treo trên tường cho tôi xem ngay. Ồ! Bức tranh hơi vuông vuông, đúng như khuôn hình của nó đã được in trong một số cuốn sách cũ, chứ không cao cao như bức ở Bảo tàng Mỹ thuật, và được lồng trong khung kính sạch bóng.

Vừa xem tranh, tôi vừa nói với anh Dư: “Anh có thể nhượng lại cho Bảo tàng bức tranh này không?”

Anh cười hiền, lắc đầu: “Không được đâu. Đây là gia bảo. Cũng đã có người hỏi mua, nhưng bán làm sao được!”

Xem tranh xong, tôi giới thiệu cậu cháu với anh, rồi ra về một mình.

… Khoảng một hai tuần sau, cậu cháu tôi đã có bài viết về cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận và bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” đăng trên báo “Thương mại”. Cháu tôi hỉ hả lắm, vì đấy cũng là một trong những bài báo đầu tiên của cháu. Cháu còn tặng tôi tập tư liệu ghi lại lời kể của anh Đỗ Đức Dư về cụ An Sơn.

Chuyện tưởng như thế là xong.

* * *

Ai dè, đến năm 2000, tức là đã ba năm trôi qua, khi tôi và bố tôi làm cuốn “Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20”- thì lại cần đến bức tranh “Bến thuyền sông Hồng” của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận.

Thế là… tôi lại kéo anh Đỗ Huy đến nhà anh Đỗ Đức Dư để xin chụp bức tranh.

Căn nhà vẫn thế, không có gì thay đổi. Anh Dư nhận ra tôi ngay và hết sức nhiệt tình giúp đỡ.

Anh Đỗ Huy bảo tôi: “Mày cũng giỏi thật. Đến chỗ thế này mà mày cũng moi ra được”. Hehe.

Dựa trên bản gốc nguyên vẹn của bức “Bến thuyền sông Hồng”, tôi xin ghi ra mấy thông tin sau đây:

– Năm sáng tác: 1931 (không phải 1930, bức tranh cũng là bài thi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận).

– Kích thước: 48x43cm, và không hiểu tại sao kích thước này cũng chính là kích thước mà Bảo tàng Mỹ thuật đã xác định cho bức tranh không “nguyên vẹn” của Bảo tàng, mà trên thực tế kích thước nhìn thấy chỉ là 47x40cm?! (xem minh họa).

… Năm 2007, dựa trên những tư liệu ghi chép của cậu cháu tôi cách đấy 10 năm (do anh Đỗ Đức Dư kể), tôi đã viết được phần tiểu sử của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận trong cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”.

Như vậy, nhờ vào tình cảm và trách nhiệm hiếm có của anh Đỗ Đức Dư – người cháu nội của cụ An Sơn Đỗ Đức Thuận, mà chúng tôi đã có điều kiện để giới thiệu về cuộc đời và tác phẩm của cụ trước công chúng. Một con người hiếu nghĩa như thế nay không nhiều đâu.

 

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Gần 1.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh về Di sản văn hóa Việt Nam

NDO – Theo thông tin từ Ban tổ chức cuộc thi vẽ tranh Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ nhất – năm 2023, sau 5 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút gần 1.000 tác phẩm của gần 500...

Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa là một trong những xu hướng lớn

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa là một trong những xu hướng lớn, xu hướng quan trọng trong thời gian hiện nay, để bảo đảm cho chuyển đổi số...

NGÔI NHÀ CỦA LUC LEJEUNE VÀ VŨ ĐÌNH HÙNG

  Luc Jejeune (kiến trúc sư người Pháp) và Vũ Đình Hùng là đồng sở hữu Temple Club, quán bar – nhà hàng bậc nhất Tp. Hồ Chí Minh từ những năm 2000. Hai ông cũng sở hữu một căn hộ có phong...

Hội thảo mỹ thuật Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2023

BTNO – Sáng 6.12, tại Tây Ninh, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo mỹ thuật Đông Nam bộ lần thứ I năm 2023. Tham dự có Nghệ sĩ nhân dân Vương Duy Biên- Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội...

Bộ sưu tập – Collection Tạp chí Mỹ thuật tháng 9-10 năm 2019

  Tư tưởng và nghệ thuật của Trần Duy diễn biến qua một mối tưởng phản: một bên là con người xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến “con vua cháu chúa” ở Huế, một bên là con...