NHẠC SĨ – HỌA SĨ NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

 

Nguyễn Đình Phúc, tên thật là Tô Thắng, sinh năm 1919, mất năm 2001. Quê cha ông ở đảo Mác-ti-níc, miền Nam châu Phi, với hàng dừa xanh trên nền trời biển xanh biếc. Cha ông mất sớm. Còn mẹ ông quê ở làng Đìa, Tuyên Quang.
Thủa nhỏ ông theo học ở trường Tiểu học Hàng Vôi, sau đó học trường Trung học Thăng Long, Hà Nội.
Nguyễn Đình Phúc nguyên là học sinh khóa dự bị Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1943, ông vẽ bức tranh sơn dầu “Chú bé thổi sáo” trưng bày tại Triển lãm Duy nhất (Salon Unique 43), được trao giải nhất kèm thêm tiền thưởng 500 đồng Đông Dương (thời bấy giờ là 3 đồng 1 tạ gạo).
Năm 1946, tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông có bức “Trong và sáng” cũng được giải thưởng và được Nhà nước mua.

Nguyễn Đình Phúc (1919-2001) – Chân dung họa sĩ Nguyễn Gia Trí

 

Nguyễn ĐÌnh Phúc (1919-2001) – Chân dung họa sĩ Trần Văn Cẩn

 

Nguyễn Đình Phúc (1919-2001) – Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân

Ngoài hội họa, ông say mê âm nhạc. Ông học nhạc do thầy người Nga dạy, chơi trong dàn nhạc Hà Nội lúc bấy giờ. Năm 1942, ông đã tham gia ban nhạc A.B.C. – một ban nhạc có tư tưởng tiến bộ. Ban nhạc đã đi diễn khắp nơi trong nước từ Vinh, Huế, Nha Trang đến Đà Lạt, Sài Gòn, lấy tiền làm từ thiện.
Năm 1944, ông đã viết hai nhạc phẩm nổi tiếng “Lời du tử” và “Cô lái đò”, lời thơ Nguyễn Bính.

Chiều nay biết về đâu
Dừng chân ta ngắm bao cảnh sầu
Ai đi trong lớp sương sa
Người đâu ta nhớ nơi quê nhà

Do có tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Đình Phúc đã được tiếp xúc với cách mạng. Tháng 4/1945, ông được giao làm đạo diễn vở kịch thơ “Nợ nước thù nhà” để tuyên truyền tư tưởng yêu nước và lấy tiền góp vào quỹ cứu đói cho đồng bào Bắc Bộ.
Tiếng súng chống Pháp bùng nổ, ông cùng các chiến sĩ rời thủ đô lên Việt Bắc kháng chiến. Năm 1947, ông có bài trường ca “Chiến thắng sông Lô”, mặc dầu ông đã trở thành thương binh, trong bệnh án ghi không còn đầy một lá phổi, với vết mổ sau lưng sâu hoắm chưa liền.
Ông cũng là người đầu tiên viết nhạc cho điện ảnh, các phim “Chung một dòng sông”, “Công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải”.

Nguyễn Đình Phúc (1919-2001) – Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân

 

Nguyễn Đình Phúc (1919-2001) – Chân dung họa sĩ Dương Bích Liên

 

Nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đình Phúc và nhiếp ảnh gia Võ An Ninh.

Năm 1952, Nguyễn Đình Phúc được Nhà nước cử sang Pháp với nhiệm vụ phụ trách phong trào Việt kiều ở Pháp, như tổ chức mít tinh phản đối chính quyền Pháp mang quân sang đánh Việt Nam. Một buổi sáng tháng 12/1952, ông đã một tổ chức cuộc mít tinh đông tới 500 người, đang đi biểu tình thì bị cảnh sát Pháp buộc giải tán và bắt đi một số người để lấy cung, giữ trong 24 giờ rồi thả. Ông đã nhanh chân trốn thoát.
Khi về nước, Nguyễn Đình Phúc tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ như triển lãm tranh, tổ chức các buổi hòa nhạc và sáng tác các bản nhạc. Nổi tiếng nhất là bản nhạc “Tiếng đàn bầu” phổ thơ Lữ Giang. Bản nhạc du dương trầm bổng, âm thanh thánh thót, ai nghe cũng phải ca ngợi thật là tuyệt tác.
Ở tuổi già, trong ngôi nhà 13 phố Hàng Buồm, ông vẫn cầm bút vẽ chân dung các nghệ sĩ cùng thời với ông.
Tết đến hai ông bà lại đến thăm người bạn thân nhất là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Ông mang theo cặp bánh chưng vừa là chúc Tết vừa là mừng tuổi, không phải một lần, mà nhiều lần (lúc ông Nghiêm còn sống một mình, chưa làm bạn với Thu Giang).
Nguyễn Đình Phúc là người đức độ, quý mến bạn bè. Ông có tặng tôi cuốn sách song ngữ tiếng Việt và tiếng Lào do ông chủ biên: “Nền văn hóa của đất nước Lào”. Vì có một thời ông là chuyên gia cho Bộ Văn hóa Lào nên ông rất thông thạo tiếng Lào.

Nguyễn Bá Đạm

 

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Triển lãm 42 : 3 | GÓI – MỞ

Triển lãm 42 : 3 | GÓI – MỞ là triển lãm thường niên lần thứ 3 của CLB 42Painting Studio. Năm nay triển lãm sẽ được tổ chức gần dịp Tết Nguyên Đán, với mong muốn lấy hình ảnh con người...

Phiên đấu "20 Century Contemporary Art 2019" tại Hongkong: Thời của tranh lụa với những bức tranh quý hiếm

     TÔ NGỌC VÂN (1906- 1954) Người vỡ mộng Lụa. 92,5 x 57cm Giá ước đấu: 256,072 – 384,108 USD Giá bán: 1.162. 525 USD Thoạt tiên, bức tranh này của Tô Ngọc Vân đã được đấu giá vào ngày...

Trưng bày nhiều tác phẩm về linh vật rồng độc đáo

Cuối tuần qua, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan đã tổ chức khai mạc “Hội Xuân Giáp Thìn 2024” với nhiều...

MỸ THUẬT VIỆT SOI TỪ PHÍA KHÁC

  (Lời dẫn trong cuốn sách cùng tên của tác giả Trần Hậu Yên Thế, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2021)   Lịch sử mỹ thuật Việt, ngay từ ban đầu, được ghi chép lại qua con mắt của những...

KẾT QUẢ PHIÊN ĐẤU GIÁ "HỌA SĨ VÀ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM" TẠI NHÀ ĐẤU GIÁ AUGTTES

  Kết quả phiên đấu giá “Họa sĩ và Nghệ thuật Việt Nam” ngày 30 tháng 9 năm 2021 tại nhà đấu giá Aguttes (Neuilly-sur-Seine, Pháp) với 6 kỷ lục thế giới mới Cuộc đấu giá dành riêng...