MIỀN TRỪU TƯỢNG CỦA HOẠ SĨ HỒNG ĐỨC

Nghệ thuật, thế giới hội hoạ đều rộng lớn tựa như vũ trụ ngoài kia. Tại đó mỗi nghệ sĩ mỗi tác phẩm đều là những tiểu vũ trụ bao la. Để gặp, hiểu hay sở hữu được các tác phẩm cần có duyên rất lớn. Đó là mới xét đến những điều hữu hình vậy còn Nghệ thuật trừu tượng thì sao. Ta có thể nắm giữ được giấc mơ không?

Hoạ sĨ Trần Hồng Đức bên cạnh tác phẩm Nắng vàng. 140 x160cm.2020. Sơn dầu.

 Quan niệm phương tây về nghệ thuật trừu tượng
Trường phái nghệ thuật Trừu tượng (abstractionisme) ra đời ở Mỹ và châu Âu giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cùng với sự phát triển của nhiều trường phái khác như (Ấn tượng, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện,…), chủ trương thoát khỏi sự ràng buộc của hình thể, nhằm đạt được sự tự do biểu đạt ý niệm, giải phóng tư tưởng của người nghệ sĩ. Hay trong nghiên cứu về các hình thức tư duy của não bộ, Tư-Duy-Trừu-Tượng là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.


Hồng Đức – Trừu tượng.120x120cm. 2021.
Sơn dầu 

Cái trừu tượng và tính không trong văn hoá Châu Á
Tại lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của nền văn hoá Bắc Á, con người nơi đây tự rất sớm đã đạt được sự khái quát/trừu tượng hoá thế giới trong tư duy từ đó tạo nên loại chữ tượng hình viết trên mai rùa (giáp cốt văn). Tới nay ít nhất 1/5 nhân loại vẫn đang sử dụng hàng ngày, đó chính là chữ viết của người Trung Quốc hiện đại. Có thể xem đó chính là một dạng tranh trừu tượng lâu đời trên thế giới.
Một khía cạnh khác tới từ Đạo Phật, đặc biệt trong Phật Giáo Thiền Tông. Tính không (vô) là một khái niệm trừu tượng, ở đó có tất cả nhưng đồng thời cũng không có gì. Bảo rằng Không là không có gì là sai nhưng khi ta nói cái Không đó chứa đựng điều chi thì cũng hoàn toàn không phải. Những bậc chí giả giác ngộ thấu hiểu cái đẹp của tính Không trừu tượng đó luôn chung một sự thống nhất rằng tính không mầu nhiệm luôn thường trực bên trong mỗi chúng ta, cái cần là sự hiểu để thế giới tuyệt vời đó bung nở, toả sáng.

Hồng Đức – Trời xanh. 140x160cm.2020.
Sơn dầu.

Quả thực, tôi (người viết) khi đọc những định nghĩa trên, hoàn toàn không thể cắt nghĩa được nghệ thuật hay tư duy trừu tượng cuối cùng là thế nào(!) Nhưng có lẽ chính lúc ta cố gắng cắt nghĩa/cụ thể hoá cái “trừu tượng” thì cái Miền-trừu-tượng mênh mông kia chẳng phải sẽ tan biến ngay lập tức vào hư vô hay sao? Và làm sao, căn cứ vào đâu để có thể hiểu được các tác phẩm của hoạ sĩ Hồng Đức?

Hồng Đức – Trừu tượng 2. 120x120cm.2021.
Sơn dầu trên toan.

Miền trừu tượng của hoạ sĩ Hồng Đức

Hoạ sĩ Hồng Đức tên đầy đủ là Trần Hồng Đức, sinh năm 1961, tuổi Canh Tý. Sách xưa có viết “Đàn ông tuổi này có cuộc sống gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng bù lại công danh sự nghiệp có nhiều triển vọng , tươi sáng. Sau thì thảnh thơi, hạnh phúc”. Hoạ sỹ Hồng Đức mà tôi gặp ngày đầu xuân, có lẽ đúng là như vậy. Để có được sự ung dung, hồn hậu, vui vẻ ngày hôm nay tôi thấy ông đã trải qua bao khó khăn, biến cố trong cuộc đời mà loại biến cố, khó khăn khiến một ngày chúng ta có thể mỉm cười tự tại thì đó là điều hoàn toàn không dễ gặp. Chính ông cũng thừa nhận “quả thực nhiều lúc không dễ để vượt qua, nhưng cũng có sao đâu, cuộc đời mà, mình vui là được”. Ở tuổi 61, hoạ sĩ Hồng Đức gắn bó với nghệ thuật trừu tượng đến giờ là hơn 25 năm. 25 năm vẽ liền một mạch, gắn mình với sự trừu tượng mơ hồ, một thứ mà ngay cả “người trong nghề” đôi khi cũng nhận định sai. Ông nói“Vẽ trừu tượng là cho mình, mình nghĩ hay phân tích nhiều quá thì việc vẽ sao còn thú vị, vẽ là nhu cầu như ăn uống hít thở hàng ngày thôi, những ngày không được cầm bút thì bứt dứt khó chịu lắm!” Vậy những motif trong tranh ông có đến từ điều gì cụ thể trước khi ông vẽ không? Giả dụ khu rừng, cánh đồng, vườn hoa, vũ trụ hay biển cả? Tôi hỏi. “Đó có thể là tất cả hoặc không là điều gì cụ thể bởi khi cầm bút mọi thứ nối nhau tuôn ra trên mặt toan, việc của mình là cứ tự nhiên mà vẽ ra”. Nhưng bạn biết không, nghệ thuật hội hoạ vốn dĩ không dễ dàng, để ngọn bút cứ trôi, hình cứ hiện, tranh cứ thế là hay là đẹp thì tâm/thân phải hợp nhất kỹ thuật vẽ phải được tôi luyện gian khổ thì may ra mới đạt được. Tôi thấy điều trân quý nhất trong suốt cuộc đời nghệ thuật nơi mỗi người nghệ sỹ đó là tính tự nhiên, mà sự tự nhiên có trong tranh đó sẽ đến sau rất nhiều lần cái tôi muốn bỏ cuộc, đầu hàng. Thật may mắn, hoạ sĩ Hồng Đức có lẽ đã đến được cái miền trừu tượng bao la. Nơi mọi định nghĩa, mọi niêm luật, mọi quy định đúng sai, dáng hình cụ thể hay bất kể hỷ nộ ái ố của cuộc đời đều được thăng hoa, hoà tan hợp nhất trong mỗi vệt mầu của ông. Đó chính là miền trừu tượng trong tranh Hồng Đức, là tất cả nhưng cũng đồng thời không là bất kể điều gì!

Hồng Đức – Đô thị .140x160cm. 2021.
Sơn dầu

Miền trừu tượng của hoạ sĩ Hồng Đức xét cho cùng là thế giới riêng của ông, mỗi tác phẩm được sáng tác tựa như những ô cửa sổ nhỏ phần nào giúp ta “nhìn” được tâm trí nghệ sỹ. Là nơi những tư duy, ý niệm mộc mạc nhất được thành hình. Vậy dể “nhìn rõ” những điều mộc mạc đến trừu tượng kia ta đâu thể dùng cái hiện thực trước mắt làm thước đo được, cái cần chính là sự dẫn đường của cái tâm sáng rõ nơi hoạ sĩ Hồng Đức.

Hồng Đức – Đô thị 2.140x160cm.2021.
Sơn dầu

Và phải chăng chúng ta đang sống trong chiều không gian trừu tượng?

Điều đó là hoàn toàn có thể bởi từ Đức Phật cho tới Albert Einstein đều cho rằng, vạn vật trên đời này đều chỉ là tương đối. Ví dụ như một ngày con mắt của chúng ta nhìn được 360 độ như những gì con chuồn chuồn thấy thì sao? Cong không còn là cong, thẳng đâu còn là thẳng, hình tròn vuông tam giác mầu sắc v.v.. đều sẽ phải định nghĩa lại hết. Thực là khó khăn nếu mọi sự chuyển đổi như vậy! Nhưng bạn ơi, hãy để tâm trí thoải mái bay bổng ngắm nhìn thế giới tuyệt vời của mầu sắc và tâm tưởng đến từ những tác phẩm trừu tượng đầy thú vị của hoạ sỹ Hồng Đức rồi biết đâu bạn sẽ khám phá ra biết bao điều tuyệt vời của bản thân.

Hồng Đức – Đô thị.140x160cm. 2021.
Sơn dầu

Hà Nội, tháng 3 năm 2021
Khúc Ngọc Minh

*Bài viết có tham khảo tài liệu của các bậc tiền bối cũng như có nhiều ý kiến chủ quan của người viết. Có điều gì mạo muội xin được bỏ quá. Bởi du hành trong thế giới nghệ thuật tuyệt vời này quá thú vị nên đôi khi không tránh khỏi sự hồ đồ không đáng có. Cảm ơn các bạn.

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Có thể bạn quan tâm

Trưng bày hơn 80 tác phẩm hội họa về đất nước

(ĐCSVN) – Triển lãm “Đất nước tôi” giới thiệu tới công chúng hơn 80 tác phẩm hội họa thuộc thể loại tranh phong cảnh, được sáng tác từ năm 1930 đến năm 2007 của nhiều danh họa trong...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 319&320 tháng 7-8/2019

...

Triển lãm giờ thứ 9

Triển lãm “Giờ thứ 9” hay được gọi G9 là một sự kiện nghệ thuật đặc biệt, tổ chức bởi nhóm họa sĩ trẻ tại Bảo tàng Mỹ thuật. “Giờ thứ 9” không chỉ là một triển...

NGHỆ THUẬT CHÂU Á: BIỂU TƯỢNG VÀ KỸ THUẬT – NGÀY MÙNG 5 THÁNG 12 (ARTS D'ASIE SYMBOLISME & TECHNICITÉ LE 5 DÉCEMBRE)

  Các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ được giới thiệu trong phiên đấu giá Nghệ Thuật Châu Á tới đây vào ngày mùng 5 tháng 12 tại Neuilly-Sur-Seine. Trong...

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ TRỊNH LỮ: NHÌN VÀ THẤY TỪ NHỮNG TÁC PHẨM CÒN LẠI

  “Một ngày nắng đầu hè 1968, họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, đã gần 60 tuổi, đang cùng một con trai nhặt nhạnh gỗ lạt và sắt thép còn có thể tận dụng được trong khu nhà đổ nát do trúng bom...