HẢI PHÒNG – MỘT TRUNG TÂM MỸ THUẬT ĐANG HÌNH THÀNH

 

Hải Phòng, thành phố cửa biển, thành phố công nghiệp phía Bắc của Tổ quốc luôn mang trong mình những đặc tính riêng biệt về đất và người. Từ xa xưa, nơi đây đã xuất hiện những danh nhân kiệt xuất trong lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ thế kỷ trước, Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, nơi giao thương với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài với sự hội tụ của các tầng lớp xã hội. Trên bến dưới thuyền; những nhà máy, công xưởng với đông đảo dân chài và những người thợ ăn sóng, nói gió,… tất cả như nguồn nguyên liệu dồi dào hấp dẫn, sinh động cho các bộ môn nghệ thuật. Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước đã thành danh tại vùng đất này, mà mỹ thuật không là ngoại lệ. Hai cây đại thụ của Mỹ thuật Việt Nam thời “Mỹ thuật Đông Dương” là  Mai Trung Thứ (1906-1980) và  Trần Văn Cẩn (1910-1994) là người Hải Phòng đã nói lên điều ấy.

Có thể nói, trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại, ở thời kỳ nào, Hải Phòng cũng có những họa sĩ ghi được dấu ấn riêng, góp phần vào sự phát triển chung của nền mỹ thuật nước nhà. Ngoài Mai Trung Thứ, Trần Văn Cẩn còn có Nguyễn Văn Trường (học dự thính Mỹ thuật Đông Dương, 1918-1993) với mảng tranh sơn mài khắc gây được chú ý một thời. Sau đó là thế hệ thứ hai với những Nguyễn Hà (sinh năm 1933, hiện vẫn tích cực sáng tác với chất liệu sơn dầu, sơn mài); Thọ Vân (1937-2001); Mạnh Cường (1938-2008), Phạm Ngọc Lâm (1940)…Cùng lớp họa sĩ này, họa sĩ Lưu Công Nhân cũng từng sống và sáng tác tại Hải Phòng thời gian dài, và có nhiều tác phẩm chính được sáng tác tại đây (tranh sơn dầu “Một buổi cày”, các tranh sơn dầu, màu nước về Tam Bạc cũng như các vùng ngoại thành). Trẻ hơn chút là các họa sĩ Bùi Nguyên Trường (1942), Sơn Trúc (1944),… Rồi Đặng Hướng, Quang Ngọc, Bùi Văn Lãng, Trần Vinh, Trần Tuấn, Sơn Lâm, Cường Tuse, Đặng Tiến, Đinh Quân, Trần Quang Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Vũ Thăng, Bùi Duy Khánh, Nguyễn Viết Thắng, Vũ Nghị, Nguyễn Ngọc Dân, Phan Quang Tuấn, Mai Duy Minh, Lập Phương, Đoàn Văn Tới…

Đi thực tế sáng tác tại Hòa Bình.

 

Các họa sĩ Hà Nội, Hải Phòng đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

ĐẶNG TIẾN (1963) – Ngoài kia là biển. 2018. Sơn dầu. 87x179cm

 

Họa sĩ Lê Thiết Cương phát biểu tại Lễ khai mạc Trại sáng tác Tam Bạc 2015.

Trong các trường đào tạo mỹ thuật tại Hà nội, nhiều sinh viên Hải Phòng được đánh giá cao về năng lực. Nhiều người sau khi học đã ở lại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh sáng tác và ghi dấu ấn.

Phong trào mỹ thuật tại Hải Phòng trải qua những thăng trầm, nhưng tựu trung, vẫn như mạch nước ngầm âm ỉ chảy, để rồi bùng lên bất cứ lúc nào. Các Triển lãm Mỹ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng, mảng tranh của các họa sĩ đất Cảng vẫn luôn được Hội Mỹ thuật Việt Nam và các tỉnh, thành phố bạn đánh giá tốt. Những năm gần đây, Mỹ thuật Hải Phòng như được tiếp làn gió mới. Đội ngũ họa sĩ trẻ được đào tạo bài bản và đông về số lượng, tích cực sáng tác và sáng tác chất lượng, được giới chuyên môn cả nước ghi nhận. Từ chỗ mỗi năm chỉ tổ chức một, hai triển lãm, những năm gần đây đã tăng lên trên dưới 10 triển lãm. Trong đó có nhiều triển lãm quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều họa sĩ nổi tiếng của cả nước (Triển lãm “Hôm nay và mãi mãi”; “Triển lãm mỹ thuật Hồng Bàng – 2013”; Triển lãm “Gặp gỡ Hải Phòng 2014”; Triển lãm “Thành phố của tôi” (2015); Triển lãm “Tam Bạc – phố và sông” (2016); Triển lãm “Nắng thu” (2017)… Những cuộc đi thực tế, trại sáng tác liên tục được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Số lượng tác phẩm với chất lượng chuyên môn cao được sáng tác hằng năm cũng tăng lên đáng kể. Các triển lãm trước đây thường không đủ tranh để bày nên chất lượng cũng khiêm tốn. Nay số lượng tranh gửi tới các triển lãm luôn nhiều, ban tổ chức thường phải xét, loại bớt cho vừa không gian bày, chính vì vậy, chất lượng chuyên môn ở các triển lãm được nâng lên rõ rệt. Triển lãm cũng thu hút sự tham gia của họa sĩ các tỉnh bạn. Có tranh được trưng bày ở các triển lãm đã trở thành niềm vui (nếu không nói là tự hào) đối với nhiều họa sĩ – nhất là các họa sĩ trẻ. Nhiều họa sĩ Hải Phòng sống và làm việc tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng nhiệt tình tham gia triển lãm, trại sáng tác ở quê hương.

Đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

Các họa sĩ Hà Nội, Hải Phòng đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

 

Đi thực tế sáng tác tại huyện Thủy Nguyên – Trại sáng tác Hồng Bàng, Hải Phòng 2013.

Các triển lãm tổ chức tại Hải Phòng giờ đây hầu hết đều có tranh được bán (có triển lãm bán được hơn 20 tác phẩm), trong đó có nhiều tranh giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài các khách mua từ các tỉnh, thành phố trong nước, Hải Phòng cũng xuất hiện một số nhà sưu tập nghệ thuật, với số lượng hàng trăm tác phẩm chất lượng.

Phong trào mỹ thuật Hải Phòng có thể nói chưa bao giờ sôi động như lúc này. Khá nhiều họa sĩ đã bán được tranh, sống được bằng nghề, đi vào sáng tác chuyên nghiệp. Nếu như trước đây, chủ yếu họa sĩ đợi bày triển lãm chung tại địa phương thì những năm qua, đã có nhiều triển lãm chung, triển lãm nhóm và triển lãm cá nhân được các họa sĩ cũng như Hội Mỹ thuật Hải Phòng tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Họa sĩ Bùi Duy Khánh cũng tham gia ban tổ chức, Hội đồng nghệ thuật của Hiệp hội màu nước quốc tế… Cũng phải nói thêm, Mỹ thuật Hải Phòng được nhiều Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí để tổ chức các trại sáng tác, triển lãm và trao giải. Anh chị em trong Hội Mỹ thuật Hải Phòng, cả những họa sĩ đang sống và làm việc nơi xa, đều đoàn kết, hướng về quê hương, cùng động viên nhau sáng tác hoặc chung tay tổ chức các sự kiện mỹ thuật. Tất cả đều mong muốn mỹ thuật thành phố phát triển. Đặc biệt, Hội Mỹ thuật thành phố cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam; của các họa sĩ tên tuổi của Hà Nội và Mỹ thuật Việt Nam. Cũng qua những hoạt động này, một phong cách – chất hội họa Hải Phòng cũng đang được hình thành.

Các họa sĩ Hàn Quốc bày triển lãm mỹ thuật giao lưu với mỹ thuật Hải Phòng năm 2017.

 

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Gặp gỡ Hải Phòng 2014” tại Bảo tàng Hải Phòng do Hội Mỹ thuật Thành phố Hải Phòng tổ chức.

 

Lễ khai mạc Trại Sáng tác Mỹ thuật “Thành phố của tôi”

 

Nhà Biên kịch Tô Hoàng Vũ – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng và Nhà báo Hoàng Anh – Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật đang trao đổi về số Chuyên đề kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng (Hải Phòng, tháng 10/2018)

Giới chuyên môn cũng như nhiều nhà sưu tập đã chú ý đến Hải Phòng với tình cảm yêu mến, coi đây là một trong nhưng Trung tâm Mỹ thuật của cả nước sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hội Mỹ thuật Hải Phòng cũng nhận được lời mời từ nhiều địa phương trong việc phối hợp tổ chức các chuyến đi thực tế, trại sáng tác và bày triển lãm. Năm 2017, Hội cũng đã có cuộc triển lãm giao lưu tại Hải Phòng với các họa sĩ đến từ Ulsan (Hàn Quốc), và vào ngày 10-12 tới, tiếp tục có triển lãm giao lưu lần thứ hai với quy mô lớn hơn.

Điều đáng mừng hơn, mỹ thuật Hải Phòng cũng ghi nhận sự xuất hiện của đội ngũ họa sĩ trẻ mà theo Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – họa sĩ Trần Khánh Chương – đánh giá rất tiềm năng. Có thể kể một số gương măt tiêu biểu như: Phạm Anh Tuấn, Phạm Hoàng Hà, Đoàn Văn Tới… Trong năm năm trở lại đây, sáu họa sĩ trẻ đã được Hội Mỹ thuật Việt Nam kết nạp.

Với những thành công bước đầu trong giai đoạn mới, với đà đi lên trong những năm qua, có thể tin tưởng rằng, mỹ thuật Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, xứng tầm với một thành phố Cảng, trung tâm kinh tế phía Bắc của cả nước.

Đặng Tiến

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp nội Tâm trong hội hoạ Văn Chiến

Đường “link” dẫn dắt đến với hội hoạ trải qua 40 năm, mang đến cho hoạ sĩ một trái tim đầy rung cảm với nhiều trạng thái của cảm xúc mà tạo nên cú hích trong nghệ thuật mang sắc thái...

Dám – Trong “Khoảng lặng II” của họa sĩ Dũng trống

Những bức tranh này hay quá, cả nội dung và màu, xem rất thích. Vị khách ngắm tranh thốt lên khi gặp các tác phẩm mới của hoạ sĩ Dũng Trống, thành quả anh vẽ gần hai năm nay, anh âm thầm sáng tác...

Mạn đàm về sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”, đánh giá và giải pháp

Có thể khẳng định rằng tranh – tượng về đề tài Lực lượng vũ trang & Chiến tranh Cách mạng (LLVT & CTCM) đã hiện diện trong đời sống và lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam trước...

Mỹ thuật ứng dụng: Tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Mỹ thuật ứng dụng là một lĩnh vực rộng, đã và đang chạm vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc phát triển mỹ thuật ứng dụng, với các sản phẩm, thiết...

Vẻ đẹp ký ức qua “Thiên đường hoàn hảo” của họa sĩ Lưu Tuyền

NDO – Thuộc thế hệ họa sĩ đương đại lứa 8x, sáng tác của họa sĩ Lưu Tuyền chứa đựng trong đó các giá trị văn hóa truyền thống dưới những góc nhìn khác nhau về đời sống xã hội. Anh...

Tin cùng chuyên mục

Những dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của kiến trúc sư Ernest Hesbrard

Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de...

Thành phố sáng tạo và nghĩa cử tri ân sự sáng tạo

Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, với danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình đang tiến về phía trước với mục tiêu trở thành thành phố sáng tạo hàng đầu trong khu vực. Trải qua nhiều cuộc chiến...

Biến chuyển cảnh quan truyền thống – hiện đại từ phù thế họa (ukiyo-e) đến phim của Ozu Yasujiro

Tranh khắc gỗ (Ukiyo-e, Phù thế hội) là thể loại độc đáo riêng có của hội họa Nhật Bản, thể hiện một cách đầy thi vị và đa diện về cõi phù thế của những thị dân Edo. Ukiyo-e cũng đã...

Đấu xảo hoàn vũ Paris năm 1867 – Hội chợ triển lãm quốc tế đầu tiên có người Việt tham gia

Hoàn cảnh và lý do người Việt có mặt tại Đấu xảo Hoàn vũ ở Paris năm 1867 Sau Hòa ước Nhâm Tuất (05-06-1862), thực dân Pháp được quyền chiếm đóng và quản lý ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vào...

Đào tạo sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật trong đại học đa ngành

Các trường đại học đa ngành cùng tư duy liên ngành được kỳ vọng có thể đóng góp vào cách tiếp cận mới trong đào tạo đội ngũ sáng tác và lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT). Ðó...

Có thể bạn quan tâm

NHỚ VỀ BỐ MAI VĂN HIẾN

  Nói đến nền hội họa cách mạng Việt Nam không thể không nhắc đến người cha thân yêu của tôi – họa sĩ Mai Văn Hiến. Sự nghiệp của ông đã được nhiều người viết và giới thiệu. Trong...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

LÊ ANH VÂN – MỘT HÀNH TRÌNH HIỆN ĐẠI, CỔ ĐIỂN VÀ TRỮ TÌNH

  Năm 1984, Lê Anh Vân quả thực đã đi trước một bước vào hội họa thời kỳ Đổi mới (một thời kỳ sẽ chỉ chính thức bắt đầu kể từ 1986), bằng một tác phẩm hội họa sơn dầu bố...

Bài 3: Công nghệ – Sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động bảo tàng

(Chinhphu.vn) – Công nghệ đã làm cho ngôn ngữ bảo tàng trở nên sống động, đa dạng, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Có thể nói, công nghệ đã góp phần không nhỏ đem lại sự thay...

Gia đình và Bốn mùa

Trong nền văn học – nghệ thuật cổ điển của chúng ta xưa, các tác giả và người thưởng thức luôn có một quan điểm chung là: “Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi” (trong thơ có họa, có...