BỨC TRANH TƯỜNG CỦA PHẠM TĂNG VÀ NGƯỜI TRI ÂM

 

Tháng 5 năm 1997, tôi đã may mắn được gặp ông Phạm Tăng ngay từ lần đầu tiên ông trở về Việt Nam sau gần 40 năm xa cách.

Ồ! Đó là một ông già 73-74 tuổi, đầu bạc trọc lốc như sư, vóc người nhỏ thanh thanh, có gương mặt vô cùng linh hoạt.

Ông hút thuốc lào sòng sọc, nhả khói mù mịt, trông chẳng có dáng dấp một “ông Tây” tí nào…

Với một người như Phạm Tăng, ta không phải làm quen. Bởi vì, đúng như ông đã viết – rằng ông “Sinh ra – Có đó – không còn đó / Một dấu chân mờ, một bóng vang… / Không cái Tôi này – không xác thân / KHÔNG SAU, KHÔNG TRƯỚC, chẳng XA-GẦN / KHÔNG ĐI, KHÔNG ĐẾN, không còn MẤT…”

* * *

Tôi và ông Phạm Tăng vào chuyện rất nhanh, chẳng khách khí gì. Câu chuyện cũng chẳng có đầu, có đuôi gì, cứ lao vun vút. Tựu trung rồi cũng vào một điểm. Tôi là người hỏi, ông cũng hỏi, nhưng người trả lời vẫn là ông.

Hỏi: Quan điểm của ông về con người nói chung?

Phạm Tăng: Người tài hay người không có tài ta đều nên biết. Tài thì phải kính, bất tài thì phải thương. Riêng bọn hữu danh vô thực, ba hoa, khoác lác – tôi không cần biết… Làm người tốt cũng chẳng sướng gì, làm kẻ xấu cũng có nỗi khổ, có khi là phải gánh… Sống ở đời ai chẳng có lúc là nạn nhân. Mình là nạn nhân của thằng này thì nó lại là nạn nhân của thằng khác, cũng không nên oán trách, nguyền rủa nó quá nhiều…

Hỏi: Quan điểm của ông về những người cộng sản?

Phạm Tăng: Nhiều người ở cả Việt Nam và phương Tây chê trách, bêu xấu, thậm chí muốn xóa sổ những người cộng sản Việt Nam. Tôi thì không tin ở Việt Nam có người nào khác làm tốt hơn được đâu… Tôi cũng không thích các chủ nghĩa, tôi chỉ kính trọng những con người chân chính, kể cả những người cộng sản chân chính, chẳng hạn như Lưu Quyên, một người bạn cũ của tôi.

Họa sĩ Phạm Tăng (1924-2017) và bức tranh “Vũ trụ” của ông. Ảnh chụp tại Paris, khoảng 1990-1994

Hỏi: Quan điểm của ông về hội họa Việt Nam?

Phạm Tăng: Đỉnh cao nghệ thuật có vô kể con đường để tới. Chọn đường nào? Đấy! Người Việt Nam ta từng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa, Pháp. Đó là hai “cái kính” đi mượn, thử bỏ ra xem có loạng choạng không nào? Hội họa Việt Nam phải tự tìm cho chính mình một “đường quyền”, tại sao cứ phải phân vân theo Tàu hay theo Tây mãi… Chúng ta đã học và đang cố vượt ra cái đầu óc “duy lý” của phương Tây để dần quay về với nguồn gốc phương Đông của mình. Hoặc kết hợp cả hai, nhưng phải nhuần nhuyễn… Không được phép quên thành tựu của vật liệu – chất liệu cũng như thành quả của khoa học hiện đại… Đều là những người đi tìm tự do trong nghệ thuật, mỗi thế hệ ít nhiều đều có những đóng góp riêng, không nên phủ nhận lẫn nhau, điều ấy là tối kỵ… Người nghệ sĩ phải đối mặt với thế hệ của chính mình, với người đi trước, và với cả người đi sau… Vấn đề là nên động viên lẫn nhau, là xây dựng cho tương lai của nghệ thuật. Không thể nói ông nào “cổ” và ông nào “trẻ”…

Câu chuyện nhỏ của Phạm Tăng về người tri âm “vô hình”

Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh về một sự thực: Rằng ít nơi nào nhiều triển lãm mỹ thuật như Khu 3 thời kỳ đầu chống Pháp. Ủy ban kháng chiến Nam Định có nhờ tôi mở triển lãm bán tranh lấy tiền ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Tôi ngược xuôi Hà Nội tìm tranh Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung… Lại lùng Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu xuống vẽ chân dung nhưng các anh mắc bận. Chúng tôi tổ chức cả bán đấu giá, Tạ Tỵ cũng cùng tham gia…

Đến mãi tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cái lần tôi nhận được giải thưởng 2000 đồng cho một bức tranh cổ động vẽ trên tường, do một người cán bộ xa lạ không hề quen biết, thậm chí không hề gặp mặt, đi tạt qua tự nguyện trao. Hồi đó, nhà thơ Lưu Quyên (từng sinh hoạt cùng cấp bộ Đảng với Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu ở nhà tù Sơn La) làm giám đốc thông tin tuyên truyền Khu 3 (sau ông là cán bộ Địch vận Trung ương). Ông là người cộng sản tuyệt vời mà tôi được biết và hết lòng kính trọng. Khi Lưu Quyên mất, tôi có làm một bài thơ để khóc ông… Không biết ai có thể tìm được giúp tôi người trao giải thưởng năm xưa nhỉ? Một người “tri âm” vô hình?

Khóc Lưu Quyên

Sáu giờ ngăn cách Đông Tây

Quả cầu nho nhỏ, đó đây vẫn gần…

Nhớ xưa Chợ Đại Cống Thần

Hà Nam Sở Kiện góp phần điểm tô

Ninh Bình, Nam Định, Yên Mô

Dọc ngang mưa nắng sông hồ cũng vui!

Tranh đời xóa xóa bôi bôi

Anh hưu phận sự, tôi thôi vẽ vời

Vắt tay tính sổ cuộc đời

Lợi danh nhẹ gánh, Tình người có dư

Này đây một bức tâm thư

Trải ra, đủ rộng đắp vừa núi sông

Bút hoa rút sợi tơ lòng

Dư dây chỉ thắm kết vòng càn khôn!

Xá gì những lũ con buôn

Tổ tiên cũng bán, Cội nguồn cũng quên.

Paris lạnh lẽo hoàng hôn

Nắng chiều gợi nhớ Vàng-Son thuở nào

Nước non như tấm lụa đào…

* * *

Năm 1999, Phạm Tăng về thăm Việt Nam lần thứ hai. Ông có đến chơi với tôi hai lần, một lần gặp, một lần không, và có để lại một lá thư ngắn. Ông bày tỏ ý nguyện được sống những năm tháng cuối đời ở Ninh Bình, quê hương ông. Nhưng kể từ ấy, ông không bao giờ quay lại nữa…

Phạm Tăng đã mất năm 2017, tại Paris.

Quang Việt

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

45 NĂM MỘT TỜ GIẤY, MỘT THỜI, MỘT KỶ NIỆM

  Bố tôi, họa sĩ Quang Phòng, là một người có sở thích lưu trữ và sưu tập. Có những tài liệu ông gìn giữ từ thời trai trẻ, cho dù đã trải qua bao xáo động cuộc đời, đến giờ vẫn không...

RANH VẼ CHUỘT CỦA NGUYỄN TƯ NGHIÊM

  Đề tài “con giống” thực ra xuất phát từ một ghi chép của Nguyễn Tư Nghiêm trước bức chạm gỗ cổ “Mèo ngoạm cá” ở đình Bình Lục, Đông Triều, Quảng Ninh, những năm 1955-1956. Như...

LÊ THY – HÒA ÂM

  Tranh sơn mài của Lê Thy thực ra cũng thiên về “kiểu sức” (maniérisme), cường điệu và phi thực. Nó va đập vào con mắt người xem, gây ngạc nhiên từ những cái tưởng như bình thường, nhưng...

Nếp Tết

  Lòng mình vẫn ở đó, có đi đâu đâu nhưng thỉnh thoảng bỗng  có cảm giác lòng mình trở về, về với mình. Hơn tháng nữa mới Tết nhưng hiểu theo một nghĩa nào đó thì Đông Chí là Tết...

HƯƠNG VỊ TẾT HÀ NỘI TRONG TRANH TRỊNH LỮ

  Họa sĩ Trịnh Lữ sinh năm 1947, là con thứ chín của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (1912 -1997). Ông sang Mỹ năm 1987, cách đây hơn 30 năm; hiện, ông vẫn thường xuyên đi – về giữa Mỹ và Việt Nam....