BỐN CÂU CHUYỆN NHỎ CỦA NHÀ SƯU TẬP NGUYỄN BÁ ĐẠM

 

TẾT ĐẾN XÔNG NHÀ NGUYỄN DUNG

Nguyễn Dung là một con người xuề xòa, dễ dãi không suy tính thiệt hơn. Ông là họa sĩ vẽ chân dung bằng sơn dầu. Có một thời gian dài ông được mời đến dạy học ở Trường Sư phạm 10+3 nay là Trường Phan Đình Phùng ở phố Cửa Bắc.

Phụ mẫu ông có cửa hàng tơ lụa ở phố Hàng Đào lấy tên hiệu là Phúc Nguyên.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Vĩnh, một cô gái xinh đẹp ở phố Hàng Đường. Sau là cán bộ Sở Giáo dục phụ trách các trường mẫu giáo Mầm non ở Hà Nội.

Hai ông bà làm bạn với nhau không được lâu vì tính mỗi người một khác, dẫn đến ly hôn. Bà thì ngăn nắp gọn gàng. Ông thì bừa bộn luộm thuộm.

Hai con trai về ở với mẹ. Còn ông sống độc thân cảnh cơm niêu nước lọ. Cơm thường thổi một bận ăn làm hai.

Ngôi nhà ở phố Quan Thánh bên dưới cho thuê. Còn hai phòng trên. Phòng bên phải để tiếp khách bày nhiều đồ cổ cả ta lẫn Tàu có nhiều thứ quý.

DƯƠNG BÍCH LIÊN – Ký họa chân dung họa sĩ Nguyễn Dung. 1968 Chì than trên giấy. 55x40cm. Sưu tập gia đình Nguyễn Trường

Phòng bên trái đặt giá vẽ vừa là chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ tiếp khách. Tuy bề bộn ngổn ngang nhưng bạn bè đến chơi cảm thấy ấm cúng.

Ngoài giờ giảng dạy ra các bạn đến chơi ngồi tán gẫu hết chuyện nọ đến chuyện kia lấy đó làm vui.

Những ông bạn ở xa như Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Đức Nùng hay Trần Văn Cẩn, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Tiến Chung thì một năm hoặc hai năm mới đến một lần.

Bùi Xuân Phái rỗi lúc nào đến lúc ấy. Còn Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng thì hầu như tuần nào cũng có mặt.

Georges Boudarel – Giáo sư Triết học ở Trường Trung học Pháp – Việt, Trưởng ban Giáo dục tù binh Âu Phi, Cục Đinh vận (Tổng cục Chính trị của quân đội) cũng được Phạm Chi Lương là người chơi tranh dẫn đến Nguyễn Dung để tìm hiểu về hội họa Việt Nam.

Trịnh Thái có quyển sách họa nào ở Pháp gửi về cũng đưa đến Nguyễn Dung trước, nếu Dung thích thì nhượng lại cho Dung.

Ngọc “con” (Đào Huy Ngọc) cũng hay mò mẫm đến chơi. Anh chàng này thấp bé chỉ bằng chú bé 15. Trông người còi cõm nhưng cũng đáng yêu. Chẳng hiểu vẽ vời ra sao mà cũng biết phê bình, khen ông này, chê ông khác. Chuyện đông chuyện tây nói đến đâu cũng đều biết, rất thân với Năng Hiển. Năng Hiển có những lúc nhận làm những bức tranh to lại nhờ Ngọc đến giúp việc bôi màu.

Ngọc “con” sống một mình trên một căn gác nhỏ như cái chuồng chim ngay cùng một sân nhà cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố là một học giả lừng danh của Việt Nam.

Khi xưa Tết đến Dung thường mời tôi đến xông nhà, được cái là tôi dễ vía.

Dung dặn đi dặn lại “Sáng mồng một bác nhớ đến xông nhà cho tôi nhé.

– Được yên tâm”. Tôi trả lời chắc nịch.

Những ngày Tết vào những năm thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ 20 trước còn đang trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng không khí ngày Tết vẫn tràn ngập. Riêng sáng mồng một người qua lại trên đường rất vắng. Nhưng tiếng pháo đón xuân vẫn nổ ròn rã. Các loa đài công cộng vẫn văng vẳng tiếng hát của các nghệ sĩ nam nữ danh ca nhất là chèo và quan họ.

Y hẹn với Dung, sáng sớm mồng một tôi đến, Dung mở cửa mời vào. Tay bắt mặt mừng cùng nhau chúc sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn trong năm mới. Bộ dạng Dung nom thật chỉnh tề comple, ca-ra-vat trông oách đáo để. Trong căn phòng cũng trang trí gọn gàng đẹp mắt. Bàn thờ cũng trải khăn thêu của Tàu đính kim sa óng ánh. Trên ban thờ cũng Đỉnh hương, mâm ngũ quả, hai bên đèn nến lọ hoa với một cặp bánh chưng, một hộp mứt.

Kéo ghế mời ngồi, Dung bóc bánh mời tôi ăn một miếng lấy may.

Tạm biệt ra về hẹn lúc nào rồi sẽ đến chơi.

Những kỷ niệm xưa mỗi khi nghĩ lại làm tôi không khỏi bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người.

 

LÀM NGƯỜI MẪU CHO VĂN GIÁO

 

Xưa kia sáng nào tôi cũng đi tập thể dục với Văn Giáo  đường Bắc Sơn, chỗ đó thoáng mát và vắng người, cách Lăng Hồ Chủ tịch không xa.

Nhà tôi ở phố Ngọc Hà còn Văn Giáo ở Nguyễn Thái Học. Văn Giáo người to cao giọng nói oang oang, mặc quần soóc áo may ô. Hai người vận động mọi động tác độ bốn nhăm phút hoặc nửa giờ rồi ra về để đến hôm sau lại đến tập.

Tìm hiểu được biết Văn Giáo sinh năm Bính Thìn 1916. Con út một gia đình chuyên bán đồ gỗ ở phố Lò Sũ. Hàng ngày được bố giao cho lấy giấy ráp đánh đồ sao cho nhẵn rồi bôi véc ni làm cho bóng.

Năm 1933, Văn Giáo xin vào học Trường Công nghiệp về khoa mộc được mấy tháng rồi bỏ dở.

Năm sau, 1934 xin vào học lớp dự bị hội họa ở Trường Mỹ thuật với Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Văn Tỵ và Trần Đình Thọ.

Sở trường của Văn Giáo là bột màu và thuốc nước.

Năm 1941, Văn Giáo tổ chức phòng tranh riêng ở nhà. Đã có lần vào Sài Gòn với Đà Lạt.

Họa sĩ Văn Giáo chụp tại phòng triển lãm (1940)

Sau lại quay ra Hà Nội tổ chức phòng tranh “Mùa Thu” với sự tham gia của Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, Hồ Văn Thủ, Phạm Đăng Trí. Tiếp đó lại tổ chức phòng tranh mang tên rất kêu là F.A.R.T gồm Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân.

Lúc này Văn Giáo vẽ tranh phong cảnh bột màu.

Năm 1945 cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành công. Khi đó Văn Giáo đang ở Đà Lạt quay ngay về Hà Nội. Được ít ngày sau nhờ nhà văn Như Phong đưa đến Phủ Chủ tịch để vẽ chân dung Bác Hồ.

Ít lâu sau Pháp chiếm Nam Bộ và Tây Nguyên, Văn Giáo xung phong Nam tiến.

Tháng 5/1947, Văn Giáo quay ra Việt Bắc tham gia quân đội, tham dự các chiến trường, trung du, biên giới Điện Biên.

Hòa bình lập lại xin chuyển ngành sang hội họa. Văn Giáo đi khắp nơi từ vùng đất Tổ tới quê hương Bác, giới, tuyến Hải đảo, Việt Bắc đến đâu cũng vẽ rất nhiều.

Văn Giáo thấy tôi đến kéo ghế mời ngồi, tay cầm cục phấn vẽ hai bàn chân tôi để đánh dấu không được xê dịch ra khỏi vòng và đưa tôi chiếc áo lụa màu máu, cốt là tìm được vết nhăn ở áo để thể hiện chân dung H.C.T.

Ngồi đến hơn một tiếng bất động. Chắc mải để tâm đến tác phẩm nên khi vẽ xong tôi chỉ được Văn Giáo nói một lời cảm ơn suông, một chén nước cũng không có.

Có một lần tôi và Phái đến chơi Văn Giáo đưa ra một bức nude hỏi ý kiến Phái và tôi xem thấy thế nào ?

Phái khen “đấy ông tỉa tót kỹ càng từ chân tơ kẽ tóc giống như người thật còn ai dám bảo là tranh.”

 

SAO KHÔNG ĐI MÀ KIỆN

Ước lễ Vân Đình thuộc Hà Đông nơi làm giò chả là quê hương của Nguyễn Tiến Chung. Năm 20 tuổi ông rời quê hương nhập học vào trường Mỹ thuật Đông Dương. Các sinh viên hồi ấy đã chuyển sang mặc âu phục. Còn lại số ít vẫn đóng bộ khăn chụp áo the trong đó có ông.

Ông ưa vẽ lụa sơn mài bột màu thuốc nước, mực nho trên giấy dó.

Con đường nghệ thuật của ông phong phú và đa dạng. Có thể thấy lối vẽ cổ điển thanh thoát theo kiểu Á Đông hoặc những mảng mầu kỷ hà cứng cáp theo kiểu Âu châu.

Tranh của ông được anh em trong nghề đánh giá khá cao. Đức Minh nhà sưu tập tranh cũng mua được của ông bảy bức.

Từ trái qua phải: Nhà sưu tập Nguyễn Bá Đạm, họa sĩ Bùi Xuân Phái, họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (người xách túi) đi chợ hoa xuân
Đi chơi chợ Tết thứ bảy 19.1.1974 (27.12. Quý Sửu) Bùi Xuân Phái và Nguyễn Tiến Chung

Năm 1957, Hội Mỹ thuật có cử ông cùng một số anh em mang tranh tượng bày triển lãm ở ba nước Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ được các họa sĩ bên ấy tiếp đón rất nồng nhiệt.

Trước ông tá trọ ở 123 phố Hàng Lọng nay là con đường Lê Duẩn nên ông thường lui tới chơi nhà Lương Xuân Nhị ở vườn hoa Cửa Nam và Hoàng Tích Chù ở đầu ngõ Ngô Sĩ Liên.

Hòa bình lập lại ông mua được mảnh đất ven Tây hồ trong làng Quảng An. Đất tuy hẹp nhưng dựng lên được bốn gian nhà lá làm nơi sinh hoạt gia đình và một gian dài tường đất trát tooc-sơ quét vôi trắng để ngồi vẽ và tiếp khách, dưới bóng cây doi đầy trĩu quả. Trên cành cây treo chiếc lồng chim nuôi con chim gáy. Ngay mép hồ dành vài ba mét trồng rau tía tô, canh giới với một đám rau răm.

Đến chơi với ông ngồi vào ghế trúc có tựa lưng cao. Trước mặt là cái bàn sáu cạnh cũng làm bằng thân cây trúc. Bên trong đặt chiếc đĩa có dăm bẩy quả doi. Tay ông cầm chiếc phích vỏ tre rót nước pha trà, trong chén nước có hương vị đặc biệt, nó không giống trà sen, trà nhài. Hỏi ra ông cho biết là thêm vào vài ngọn tía tô.

Ngắm cảnh nhìn người ai đã tới đây đều cho là ông may mắn kiếm được mảnh đất khá đẹp.

Ông cũng thích chơi đồ gốm, có vài ba cái bát dăm ba cái đĩa. Tôi tặng ông một chiếc đĩa đời Trần đường kính 25 cm, ông thích lắm. Tìm trong đống tranh ông chọn ra một bức vẽ cảnh chùa chiền tặng lại tôi.

Cách mấy tháng sau tôi lại ghé đến chơi, không thấy ông còn ở đấy. Vì chủ đất cũ tìm đủ mọi cách để đòi lại đất và đẩy ông ra ngoài.

Bức xúc quá ông phải rời đi cách đấy 70m đất tuy có rộng nhưng xa mặt hồ. Nhưng so với chỗ cũ thì sao cho bằng.

 

Ở ĐỜI NHIỀU CHUYỆN ÉO LE

Lê Huy Hòa tính tình cởi mở giao du rộng. Cần giúp đỡ ai thì đem hết nhiệt tình không quản ngại ngần mưa nắng.

Tọa lạc trên căn gác khá rộng trên con đường Hoàng Hoa Thám. Xung quanh tường treo mấy bức tranh sơn dầu khổ lớn, điểm thêm vài bức sơn mài.

Muốn ngắm nhìn tranh thì xếp chân bằng tròn ngồi bệt xuống sàn gỗ.

Lối vẽ hiện thực không tìm thấy ở tranh của Hòa, vì Hòa muốn đem cái mới để thay lối cũ. Hòa chuộng nhất tạo hình moden hơn là giữ lối cổ điển.

Tuy hướng tới hiện đại, nhưng  Hòa cũng hướng về chất dân gian khi vẽ tranh truyện cho thiếu nhi, “Ăn quả trả vàng may túi ba gang” đã được in màu 500 cuốn gủi bán ở các hiệu sách.

Họa sĩ Lê Huy Hòa (1932-1996)

Hòa học khóa đầu tiên do Tô Ngọc Vân phụ trách, lớp học có 20 người cùng với Lưu Công Nhân, Mai Long, Lê Lam, Đào Đức,v.v… Hòa cũng nằm trong diện xuất sắc.

Trước đó, Hòa lấy Trần Thị Mỹ. Mỹ đã có hai con trai, chẳng hiểu duyên cớ ra sao, Mỹ lại không sống với Hòa nữa mà về ở cùng với Thái Bá Vân.

Cuộc chia tay nhẹ nhàng giống như những tài tử đóng phim trên màn ảnh. Với Hòa, máu nghệ sĩ thấm sâu trong người nên việc ấy có hay không đều coi nhẹ tựa lông hồng…

Có lúc la cà gặp hàng quán nào thì sà vào đấy, món ăn thích nhất là bún chả. Được cái là Hòa sợ rượu nên không uống, kể cả thuốc lá cũng không hút.

Năm 1972, Mỹ ném bom ở vùng Ngọc Hà quệt một vệt dài trúng ngay vào mái hiên nhà Hòa. Thiệt hại tài sản không lớn vì tài sản chả có gì, nhưng một số tranh bị hư hỏng. Tiếc nhất là bốn bức tranh do Bùi Xuân Phái tặng. Tranh vẽ bột mầu trên giấy Croquis, vẽ bốn cô thiếu nữ mỗi cô một vẻ dáng đi như múa.

Có một thời Nhà nước muốn thay đổi bài “Tiến quân ca” của Văn Cao vì cho rằng bài hát không hợp với thời bình, nên kêu gọi các nhạc sĩ sáng tác bài khác để thay. Mỗi nhạc sĩ có quyền gửi hai bài để đưa ra lựa chọn. Hội Mỹ thuật cũng hô hào các anh em họa sĩ vẽ tranh áp phích để cổ động cho phong trào này. Hòa cũng hưởng ứng mang đến hội gửi một bức tranh.

Có 16 nhạc sĩ gửi bài dự thi đến khi đưa ra Hội đồng chẳng chọn được bài nào hay hơn. Nên tuyên bố vẫn giữ nguyên bài “Quốc ca” của Văn Cao. Việc này lại làm cho Văn Cao nổi tiếng thêm…

Nguyễn Bá Đạm

 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long

Tối 25-10, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật, số 16, Ngô Quyền (Hà Nội), Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Quê nhà” của Họa sĩ Hắc Long. Đến dự Triển lãm có đại diện Hội...

HAI TRIỂN LÃM CỦA MANZI: CÔ ĐƠN, LẠC LÕNG, ĐI VỀ ĐÂU ?

  Cùng xem hai triển lãm đương đại “Rơi vào đường chân trời” (từ ngày 16/08 đến này 15/09/2019) và “In situ ” (từ ngày 31/08 đến ngày 15/10/2019) do Manzi tổ chức ở Hà Nội để cảm nhận...

Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dòng thời gian”

Ngày 29/08, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), Bảo...

Hội An đa sắc trong tranh

Thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa công bố gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO. Kết thúc năm cũ và chào đón năm mới 2024, từng góc nhỏ ở phố cổ Hội An được bốn...

Tôn vinh di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống

(ĐCSVN) – Triển lãm “Không gian di sản văn hóa và sản phẩm thủ công truyền thống” tại Ninh Bình sẽ diễn ra từ ngày 13 – 19/11. Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Trung tâm Triển...