TRANH LỤA TRẦN DUY

 

 

Vào khoảng giữa những năm 1960, Trần Duy, nhờ những điều kiện khách quan, thực sự bắt đầu chuyên tâm hẳn vào hội họa.

Ông vẽ sơn dầu, bột màu, thuốc nước, sơn mài, và chú trọng trên hết đến tranh lụa: một chất liệu Á Đông, “nửa đồ họa, nửa hội họa”. Phải nói rằng: hội họa lụa – đó chính là sự lựa chọn đúng cho tư chất nghệ thuật của ông.

Trên thực tế, Trần Duy đã từng có một thời kỳ vẽ lụa theo lối gần như đơn sắc (camaieu), cũng có thể gọi đó là thời kỳ thủy mặc (lavis) của ông – nhằm thuần thục cách biến đổi các sắc thái tinh tế của đậm nhạt (valeurs) và của sáng tối (clair-obscur), và đó cũng là thời kỳ “dấu nối” để ông tìm ra một cốt cách- thể chất vững chắc của hình họa trên lụa. Và kết quả của sự rèn luyện công phu này đã trở thành một đặc tính ưu việt trên các bức tranh lụa đa sắc (polychrome) ấn tượng chủ nghĩa của Trần Duy về sau.

Dưới bàn tay ông, một luồng chiếu sáng hết sức tinh nhẹ cũng đủ làm nổi bật các hình thể-chất liệu (đặc biệt các chất gỗ, đá, gạch, ngói rêu phong), làm thức tỉnh chất sống tiềm ẩn vô cùng thi vị của sự vật.

Phong cách Trần Duy cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, ve vuốt, âu yếm, thậm chí có phần tỉa tót, khi thể hiện những chi tiết dù là nhỏ, nhằm tái tạo hoàn chỉnh chúng, song mặc nhiên, không làm cản trở tính năng động và vẻ giàu có, giàu cảm xúc của bút pháp ông.

Điều ông quan tâm là sự lựa chọn các mô-típ, có thể là cả những mô-típ đặc trưng giai thoại (caractère anecdotique), và tìm giải pháp mô tả chúng, hơn là nhấn mạnh vào những biểu hiện phúng dụ, trừu tượng. Phải chăng vì thế mà tác phẩm hội họa của Trần Duy luôn luôn man mác một thứ “tình cảm triết học tự nhiên và thanh thoát”, dễ đi vào lòng người xem.

Cũng một lý do nữa để thấy ở lụa của ông có những bố cục độc đáo, bất ngờ của một áp-phích, những nét bút tinh tế của đồ họa, những mảng màu của trang trí, những khoảng trống- không chờ đợi, là sự hội tụ của một hiểu biết thấu đạt về tính trang trí trong hội họa Nhật Bản thế kỷ 17-18, bút pháp uyển chuyển, phong độ đậm nhạt của Đường Thi và tính khoa học của nền hội họa bác học Tây phương.

Đậm nhạt ở tranh ông không nhờ vào cái bất ngờ chấm phá của bút (jeu d’encre), mà là sự chỉ đạo chặt chẽ của nét, biến nó nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng ẩn hiện như vết mực loang của thủy mặc hoặc lụa rửa (soie lavée)..

Trần Duy đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa (còn lưu trong nước hoặc thuộc về các bộ sưu tập tư nhân nước ngoài), ông đã chứng tỏ một trình độ bậc thầy về nghệ thuật tạo ảo giác (vision)- điều rất khó thực hiện trên chất liệu lụa. Lối thao tác kỹ thuật độc đáo của bút “nửa ướt- nửa khô” của ông, thực sự là một đóng góp có nhiều giá trị giải quyết tình trạng bế tắc của nghệ thuật vẽ lụa kéo dài đã suốt mấy chục năm.

F.A.M.

TRẦN DUY (1920 – 2014) – Chùa Phổ Minh.  Năm sáng tác: 1993.  Chất liệu: Lụa.  Kích thước: 46x68cm   Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

TRẦN DUY (1920 – 2014) –  Chùa cầu Nhật Hội An.  Năm sáng tác: 1993. Chất liệu: Lụa. Kích thước: 60x80cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

TRẦN DUY (1920 – 2014) –  Chùa Láng ngày rằm. Năm sáng tác: 1999.  Chất liệu: Lụa. Kích thước: 45x68cm. Sưu tập Nguyễn Minh, Hà Nội

 

Tin cùng chuyên mục

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

Tác phẩm “Hội cầu mưa” của họa sĩ Nguyễn Thái Cớ thể hiện giao cảm và những nét độc đáo

Tham gia nhiều hoạt động của Hội Văn học Nghệ thuật Hưng Yên, tôi có nhiều cơ duyên gặp họa sĩ trẻ Nguyễn Thái Cớ. Mỗi lần trao đổi về nghệ thuật, tôi đều có ấn tượng về tố chất...

Dòng chảy âm thầm, sâu lắng trong tranh Nguyễn Ngọc Thọ

Cố họa sĩ Ngọc Thọ (1925-2016) thuộc thế hệ thứ ba của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, sau “Đông Dương” và “Kháng chiến”. Tên tuổi ông gắn với hội họa sơn mài, sơn dầu, mang bản...

Tiếng hót trong đêm

Trong những ngày Hà Nội vào độ cuối thu, Blue Space Gallery kết hợp với Manzi Art Space đã tổ chức một sự kiện văn hóa đặc biệt: triển lãm “Tiếng hót” kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố họa sĩ...

Quyện trong thế giới hội họa của Nguyễn Đình Tuyên

NDO – Không khoa trương, không ồn ào, không nổi loạn, Nguyễn Đình Tuyên đến với hội họa bằng một tình cảm chân thành hiếm có. Bút pháp của anh hòa quyện giữa tô và vẽ, giữa vẽ và bôi,...

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Lượm lặt #2

• Di sản nghệ thuật ở I-ta-li-a lâm nguy. Giữa năm 197, báo chí nước ngoài đưa tin Viện Bảo tàng La Bơ-rét-xa – Viện Bảo tàng hội họa lớn nhất của thành phố Mi-lan ở I-ta-li-a – bị dột to;...

Nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng: Từ tượng đài đến những phá cách

NDO – Tại triển lãm “Nắng tháng 3” khai mạc ngày 16/4 do Hội Mỹ thuật Thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức tại Bảo tàng, nhà điêu khắc, tác giả...

TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT LỚN NHẤT CỦA MARC CHAGALL ĐƯỢC ĐẤU GIÁ TẠI BONHAMS

  Tác phẩm nghệ thuật lớn nhất của Chagall đã được gõ búa tại Bonhams. Các nghệ sĩ luôn bị cuốn hút bởi thế giới Ballet và Opera. Picasso, Hockney và Chagall, kể cả một số người đều đã...

HÀ NỘI XƯA CÒN ĐÓ TRONG TRANH PHỐ XƯƠNG

  Ai cũng mong đến Tết. Nhưng những ngày cuối đông đầu Xuân này thời tiết vẫn còn lành lạnh, bầu trời xám đục, người ta lại mong sớm được thấy những giọt nắng đầu Hạ. Đúng dịp...

Thông báo lịch tổ chức Đại hội cơ sở 9 Chi hội Mỹ thuật Việt Nam Thành phố Hà Nội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019-2014)

 ...