Chỉ thị của Ban Bí thư về đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số 31-CT/TW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2019

CHỈ THỊ

CỦA BAN BÍ THƯ

về đại hội các hội văn học, nghệ thuật

và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam

Trong 5 năm qua, các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam đã bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về văn hóa, văn nghệ; phát huy vai trò của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ tập hợp, động viên đội ngũ văn nghệ sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáng tạo đi vào chiều sâu, coi trọng sáng tác gắn liền với quảng bá tác phẩm. Công tác đối ngoại nhân dân và giao lưu quốc tế về văn học, nghệ thuật được đẩy mạnh. Công tác nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chuyển biến tích cực. Công tác đấu tranh phản bác các khuynh hướng, hành vi cực đoan, các quan điểm, luận điệu xuyên tạc, sai trái trên lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật được coi trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng các tài năng trẻ, văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số được quan tâm. Quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ được tôn trọng, không khí dân chủ được mở rộng.

Tuy nhiên, lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ nước ta còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Chưa có nhiều tác phẩm phản ánh sinh động, sâu sắc, xứng tầm với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước. Hoạt động lý luận, phê bình còn thụ động, thiếu tính chiến đấu, tính định hướng. Công tác quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật chưa theo kịp sự phát triển. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ ở các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và địa phương còn có những bất cập, hạn chế. Một bộ phận văn nghệ sĩ chưa nêu cao trách nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

Trong những năm tới, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa các quốc gia sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn học, nghệ thuật nước ta. Năm 2019 và năm 2020, các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam sẽ tiến hành đại hội nhiệm kỳ. Đại hội lần này được tiến hành trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia và giữ gìn môi trường, hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Với tinh thần “Đoàn kết – Dân chủ – Đổi mới – Trách nhiệm”, việc chuẩn bị và tổ chức đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam (sau đây gọi tắt là các hội, liên hiệp hội) cần làm tốt một số nhiệm vụ sau đây:

  1. Đại hội phải thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá và nghề nghiệp quan trọng của đội ngũ cán bộ, hội viên và đông đảo văn nghệ sĩ. Đây là dịp để tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nghệ thuật trong việc xây dựng nền tảng đạo đức, văn hóa, tinh thần của xã hội và vai trò, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đại hội cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về văn hóa, văn nghệ; đánh giá đúng tình hình hoạt động của các hội, liên hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động của các hội, liên hiệp hội. Đại hội cần phát huy, tập trung trí tuệ, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ trong việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để các hội, liên hiệp hội phát triển vững mạnh, nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn; góp phần đào tạo, hỗ trợ, chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị; nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động hội và tư duy sáng tạo của văn nghệ sĩ; khắc phục hạn chế, yếu kém trong hoạt động nghề nghiệp, công tác tổ chức hội, chất lượng hội viên; ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tư tưởng lệch lạc, sai trái trong lĩnh vực văn hóa, trước hết là trong văn học, nghệ thuật.

Đại hội cần kiểm điểm, đánh giá sâu sắc việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục cổ vũ, động viên, khích lệ văn nghệ sĩ sáng tác về đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về công cuộc đổi mới, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

  1. Ban Chấp hành các hội cần chuẩn bị tốt các văn kiện trình Đại hội: Báo cáo của Ban Chấp hành, Báo cáo sửa đổi Điều lệ, Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ vừa qua.

Cần đặc biệt quan tâm làm tốt công tác nhân sự và tổ chức bầu cử theo đúng quy định. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành khóa mới cần trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hướng trẻ hóa cán bộ; bảo đảm tiêu chuẩn, kết hợp với cơ cấu vùng miền, giới tính, dân tộc, các ngành chuyên môn. Ban Chấp hành có số lượng hợp lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các hội, liên hiệp hội trong những năm tới. Đại hội cần bầu đủ số lượng Ban Chấp hành gồm những người thực sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có đủ sức khỏe, có uy tín, có khả năng đoàn kết, tập hợp văn nghệ sĩ.

Đại hội các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương nhiệm kỳ này được tiến hành theo hai cấp: Đại hội cơ sở và đại hội toàn quốc. Đại hội cơ sở là đại hội toàn thể, đại hội toàn quốc là đại hội đại biểu. Các đại biểu được bầu dự đại hội cấp trên phải là những văn nghệ sĩ tiêu biểu về chấp hành đường lối, quan điểm văn hóa, văn nghệ của Đảng, hoạt động chuyên môn, gương mẫu chấp hành Điều lệ Hội.

  1. Đảng đoàn Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Chấp hành các hội cần chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương chỉ đạo chặt chẽ công tác chuẩn bị nội dung, chương trình đại hội và công tác nhân sự của các hội. Tổ chức đại hội theo tinh thần đổi mới, bảo đảm đúng quy định, trang trọng, thiết thực, hiệu quả và đúng tiến độ.
  2. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp chỉ đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ các hội văn học, nghệ thuật địa phương, các chi hội chuyên ngành Trung ương hoạt động tại địa phương chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội theo quy định của điều lệ các hội.
  3. Các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các tỉnh, thành phố lập dự toán kinh phí tổ chức đại hội trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
  4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính và các cơ quan liên quan chỉ đạo hướng dẫn để thực hiện tốt Chỉ thị.
 

Nơi nhận:

– Các tỉnh ủy, thành ủy,

– Các ban đảng, ban cán sự đảng,

đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,

– Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương;

– Các đồng chí Ủy viên

Ban Chấp hành Trung ương,

– Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BAN BÍ THƯ

Trần Quốc Vượng

(đã ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin cùng chuyên mục

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM LẦN THỨ IX NHIỆM KỲ 2019-2024

  Từ ngày 15 đến ngày 17/12,  Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2019-2024 đã diễn ra tại Nhà khách La Thành, Hà Nội, với sự tham dự của hàng trăm...

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ IX HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Nhân dịp Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2019 – 2024), Ban Tổ chức Đại hội IX tổ chức Triển lãm Mỹ thuật tác phẩm mỹ thuật chọn lọc...

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 1957

    Năm 1954 hoà bình lập lại không miền Bắc Việt Nam, tại Hà Nội giới Mỹ thuật đã được tập hợp từ nhiều nguồn với số lượng ngày càng lớn. Các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm...

NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY THÀNH LẬP HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM

  Tiến tới Đại hội, Đại biểu Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Tạp chí Mỹ thuật xin đăng lại hai bài viết về những sự kiện, những hoạt động và những kỷ niệm của...

Thông báo lần hai về Đại hội cơ sở liên chi Hội Mỹ thuật Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2019-2024))

...

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) – Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chủ đề “Đường lên Điện Biên” từ ngày 26/4...

Sôi nổi Hội thi vẽ “Tây Hồ quê hương em”

Hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 17/4 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024. Phát...

“Tháng Tư hy vọng” – thắp sáng ước mơ hội họa cho trẻ tự kỷ

Triển lãm tranh của trẻ tự kỷ với chủ đề “Tháng Tư hy vọng” vừa khai mạc hôm nay (17/4) tại Hà Nội. Triển lãm mang đến cho công chúng Hà Nội hơn 60 tác phẩm của 13 “họa sĩ” là...

Đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam

Sáng 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Hòa thượng Mugunghwa Anuruddha, đại diện Hội đồng Tăng – già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka đã tới Nhà Triển lãm Mỹ thuật...

Giới thiệu chất liệu truyền thống tại triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình”

(Chinhphu.vn) – Ngày 30/3, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Triển lãm mỹ thuật “Ngũ hình” của 5 họa sĩ đã giới thiệu tới người yêu mỹ thuật các tác phẩm bằng...

Có thể bạn quan tâm

Abanindranath Tagore – Người đặt nền móng cho nghệ thuật hiện đại Ấn Độ

Vào giữa thế kỷ 19, lợi dụng sự xung đột nội bộ giữa các tôn giáo, các tiểu vương quốc trên lãnh thổ Ấn Độ, người Anh, thông qua công ty Đông Ấn, đã dần dần kiểm soát gần hết tiểu...

Bìa Tạp chí Mỹ thuật số 325&326 tháng 1-2/2020

 ...

Lấy nét lại (refocus) nhân sự kiện Biennale nhiếp ảnh quốc tế photo Hanoi 23

  Nhiếp ảnh hiếm khi được nhận diện trong bối cảnh thực hành nghệ thuật ở Việt Nam từ xưa tới nay. Loại hình nghệ thuật này hầu như không tồn tại trong bất kỳ một thiết chế nghệ...

Lịch sử nghệ thuật thị giác Việt, một chân trời diễn giải mới

  Lịch sử nghệ thuật luôn chào gọi những khả thể mới, cho dù là đến từ cách tiếp cận, phân kỳ, một đối tượng hay phạm vi nghiên cứu mới/khác. Bởi đối với một lĩnh vực liên hệ...

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh trưng bày triển lãm “Giang” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Chiều ngày 02 tháng 4 năm 2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Giang” của họa sĩ Nguyễn Mạnh Quỳnh. Đến dự buổi khai mạc triển lãm có họa sĩ...