NĂM TÂN SỬU VẼ TRANH TRÂU

 

 

“Hồng chín đỏ thắp đèn lồng giữa vườn đông, bưởi chín vàng đợi tay người trẩy trái đặt lên mâm ngũ quả. Cành đào phai e ấp nụ hàm tiếu chờ bung lụa mùng một Tết… Nhấp một chén trà cuối năm chợt nhìn lên bức tranh 12 con giáp vừa vẽ xong, lòng cảm khái không thể không nghĩ đến một năm đang chờ đón: Năm Tân Sửu. Nghĩ đến con trâu là con vật thân thuộc của văn hoá Việt Nam, đứng thứ nhì trong 12 con giáp, một nắng hai sương, xay giã dần sàng cùng nhà nông! Nhờ có trâu, người nông dân mới có được hạnh phúc nghe nồi cơm gạo mới sôi như reo cười trên bếp lửa hồng ấm cúng ngày đông. Khi được mùa lúa chín, cũng chính trâu lại hì hục kéo lúa về nhà để nông dân đập lúa. Làm việc vất vả thế nhưng thức ăn cho trâu thì lại quá đơn giản, chỉ là bó cỏ hoặc nắm rơm nắm rạ mà thôi! Con trâu vô cùng quan trọng trong lao động sản xuất nhưng nó cũng góp phần quan trọng trong văn hoá tâm linh, đâu chỉ có tứ linh mới được tới nơi miếu mạo linh thiêng…con trâu cũng góp phần trong lễ tam sinh chứ ! Phật hoàng Trần Nhân Tông một chiều ngắm giang sơn hùng vĩ, hoàng hôn đang xuống, đàn cò trắng thẳng cánh về tổ… lắng nghe tiếng sáo của mục đồng vi vút Hoàng đế bất giác thốt lên:

“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô án hữu tịch dương biên,
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền”

 

Rồi… với khí thế của bậc minh quân… Tết năm ấy! Nhà vua đã dự lễ tịch điền. Đích thân xuống cầm cày đi sau con trâu để khai mở một năm mùa màng tốt tươi, bội thu hoa trái. Ngẫm về con trâu, lòng tôi lại bồi hồi bởi cái gần gũi thân thuộc của bóng dáng nó. Trong hội họa, con trâu cũng được nhiều họa sĩ vẽ nó như một biểu tượng của đất nước Việt Nam, đất nước cấy lúa nước cùng những bờ tre xanh mướt như lũy, như thành… Giao thừa đến rồi! Xin gửi lời chúc một năm mới tốt lành đến tất cả bạn đọc thân thiết của Tạp chí Mỹ thuật… tờ Tạp chí chuyên ngành thân thiết từng kề vai sát cánh với các họa sĩ trong những lúc gian nan nhất. Cũng xin gửi tặng bạn đọc vài bức tranh trâu trong đó có bức 12 con giáp mà trong vị trí chủ xướng là một chú trâu mang tên Tân Sửu.

Lê Trí Dũng

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tranh Việt: Lực đã đủ mạnh

Những con số gõ búa hiện tại từ các phòng tranh chuyên nghiệp đến các phiên đấu giá uy tín không chỉ chứng minh giá trị tác phẩm, mà còn khẳng định tiềm lực của thị trường trong nước. Có...

Ba lần gọi họa sĩ Trần Hữu Chất

Năm 2007, khi viết cuốn “Từ điển họa sĩ Việt Nam”, tôi có mở một từ mục viết về họa sĩ Trần Hữu Chất. Đó cũng là một trong 171 từ mục tôi viết về 171 họa sĩ Việt Nam. Cuốn sách đã...

Những ký ức tháng năm

Khi tôi ra đời, ba tôi đã năm mươi tuổi. Ông vui mừng biết bao, sau bao năm ông mới có đứa con gái đầu lòng của chính mình. Ông coi tôi là viên ngọc quí và đặt tên con là Ngọc Huyền (Lấy cảm...

Một hay nhiều sự thật

Đây là câu chuyện không có gì mới, đã diễn ra ở khắp nơi từ khi có thị trường nghệ thuật. Mà thị trường nghệ thuật (hay đồ cổ nói chung) thực chất cũng có ở Việt Nam đến hai ngàn năm...

Thị trường và thẩm định

Cách đây độ mươi năm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã có phòng giám định các tác phẩm nghệ thuật. Khai trương được hơn năm thì đóng cửa vì không có “đầu vào”. Tức là không có khách...

Có thể bạn quan tâm

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT NGÀNH ĐIÊU KHẮC – KHU VỰC I (HÀ NỘI) LẦN THỨ 26 NĂM 2021

                                   ...

Nghiệm cảnh để phân biệt hội họa và minh họa ý tưởng

Triển lãm cá nhân với chủ đề “Nghiệm cảnh” của họa sĩ Nguyễn Thế Dung diễn ra từ nay đến 17-12, tại J Art Space (30 Đường số 10, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Cuộc trưng bày này là...

TÔI VẼ 12 CON GIÁP

  Đã thành lệ, mỗi khi Tết đến xuân về tôi cùng các hoạ sĩ lại ngả giấy ngả màu ra vẽ 12 con Giáp. 12 con vật thiêng ấy mỗi con một vẻ mang nhiều màu sắc tâm linh ngàn xưa trong truyền...

GIẢI THƯỞNG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT KHU VỰC I – HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH ĐỒ HỌA, ĐIÊU KHẮC, MỸ THUẬT ỨNG DỤNG LẦN THỨ 23 NĂM 2018

  Từ ngày 06/08 đến ngày 16/08/2018, tại nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật khu vực I – Hà Nội ngành Đồ họa, Điêu khắc và Mỹ thuật Ứng dụng...

HỘI HỌA CỦA VUA HÀM NGHI

  Hàm Nghi (1871-1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn,...